Những người hành nghề khai thác gỗ trái phép dọc biên giới phía nam của Peru với Brazil đã buộc những bộ lạc sống tách biệt cuối cùng của thế giới phải rời bỏ nhà cửa và đối mặt với những hiểm nguy của thế giới bên ngoài, theo sputniknews.
Những người hành nghề khai thác gỗ trái phép dọc biên giới phía nam của Peru với Brazil đã buộc những bộ lạc sống tách biệt cuối cùng của thế giới phải rời bỏ nhà cửa và đối mặt với những hiểm nguy của thế giới bên ngoài, theo sputniknews.
Mashco-Piro, một bộ lạc chuyên săn bắt và hái lượm đã lần đầu tiên tiếp xúc với phần còn lại của thế giới. Người dân những ngôi làng lân cận đã cho họ thức ăn, và khách du lịch cho họ quần áo mặc, nhưng cũng không thiếu những cuộc gặp gỡ kết thúc trong bạo lực với khoảng 200 người đàn ông bộ tộc Mashco-Piro tấn công các ngôi làng bằng cung tên, giết gia súc và vật nuôi, lấy đi thực phẩm, nồi chảo, dây thừng và nhiều vật dụng khác.
Các quan chức bộ Văn hóa ở Peru lo ngại rằng những vụ chạm trán này không chỉ gây thương tích cho người Mashco-Piro mà còn đe dọa đến sức khỏe của họ, vì hệ miễn dịch của họ chưa hề tiếp xúc với những bệnh tật thông thường.
Liên đoàn Người bản địa tại khu bảo tồn Madre de Dios (FENAMAD) cho rằng những cuộc tấn công của người Mashco-Piro là “một hành động thể hiện sự tuyệt vọng” do những kẻ khai thác gỗ trái phép và buôn bán thuốc phiện đã xâm chiếm vùng đất của họ.
FENAMAD cũng chỉ trích các cuộc viếng thăm của khách du lịch và bày tỏ sự lo ngại về lý do mà những bộ lạc thiểu số này quyết định lộ mặt sau nhiều thế kỷ không tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Chính phủ Peru hiện đang tìm kiếm một phiên dịch viên thuộc bộ lạc Yine, những người có thể hiểu một chút ngôn ngữ của người Mashco-Piro để tìm hiểu vấn đề của họ.
Hoạt động khai thác gỗ và đào vàng trái phép đã phá hủy khoảng 55.000 hecta rừng tại Peru, khiến 800 người bộ lạc sống tại Madre de Dios ở phía nam Peru phải rời bỏ nhà cửa trong rừng. 150 người thuộc bộ lạc Machiguenga và 300 người thuộc bộ lạc Nahua sống tại đây cũng đang bị đe dọa mất nơi ở, vì Madre de Dios là nơi hoạt động khai thác vàng trái phép diễn ra mạnh mẽ nhất.
“Những người dân bộ lạc bản địa cần được Liên hợp quốc bảo vệ quyền lợi, nhất là quyền được quyết định sống tách biệt với thế giới, một điều mà tất cả cần tôn trọng,” Lorena Prieto, giám đốc đơn vị phụ trách các vấn đề người bản địa thuộc bộ Văn hóa Peru cho biết./.
Người dân bộ lạc Mashco-Piro đối mặt nguy hiểm. (Nguồn: AP) |
Các quan chức bộ Văn hóa ở Peru lo ngại rằng những vụ chạm trán này không chỉ gây thương tích cho người Mashco-Piro mà còn đe dọa đến sức khỏe của họ, vì hệ miễn dịch của họ chưa hề tiếp xúc với những bệnh tật thông thường.
Liên đoàn Người bản địa tại khu bảo tồn Madre de Dios (FENAMAD) cho rằng những cuộc tấn công của người Mashco-Piro là “một hành động thể hiện sự tuyệt vọng” do những kẻ khai thác gỗ trái phép và buôn bán thuốc phiện đã xâm chiếm vùng đất của họ.
FENAMAD cũng chỉ trích các cuộc viếng thăm của khách du lịch và bày tỏ sự lo ngại về lý do mà những bộ lạc thiểu số này quyết định lộ mặt sau nhiều thế kỷ không tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Chính phủ Peru hiện đang tìm kiếm một phiên dịch viên thuộc bộ lạc Yine, những người có thể hiểu một chút ngôn ngữ của người Mashco-Piro để tìm hiểu vấn đề của họ.
Hoạt động khai thác gỗ và đào vàng trái phép đã phá hủy khoảng 55.000 hecta rừng tại Peru, khiến 800 người bộ lạc sống tại Madre de Dios ở phía nam Peru phải rời bỏ nhà cửa trong rừng. 150 người thuộc bộ lạc Machiguenga và 300 người thuộc bộ lạc Nahua sống tại đây cũng đang bị đe dọa mất nơi ở, vì Madre de Dios là nơi hoạt động khai thác vàng trái phép diễn ra mạnh mẽ nhất.
“Những người dân bộ lạc bản địa cần được Liên hợp quốc bảo vệ quyền lợi, nhất là quyền được quyết định sống tách biệt với thế giới, một điều mà tất cả cần tôn trọng,” Lorena Prieto, giám đốc đơn vị phụ trách các vấn đề người bản địa thuộc bộ Văn hóa Peru cho biết./.
(VIETNAM+)