Các nhà khoa học Australia vừa phát hiện vùng rơi thiên thạch được cho là lớn nhất từ trước đến nay trên Trái Đất nằm ở miền Trung nước này.
Các nhà khoa học Australia vừa phát hiện vùng rơi thiên thạch được cho là lớn nhất từ trước đến nay trên Trái Đất nằm ở miền Trung nước này.
Tiến sỹ Andrew Glikson, thuộc Đại học quốc gia Australia, cho biết nhóm nghiên cứu đã phát hiện hai hố cổ đại có thể là dấu vết của một mảnh thiên thạch khổng lồ vỡ làm đôi trước khi rơi xuống Trái Đất hàng trăm triệu năm trước.
Đây là hai cấu trúc lớn, mỗi cấu trúc có đường kính khoảng 200km. Chất liệu hai cấu trúc giống nhau, vì vậy, chúng có thể cùng thuộc một thiên thạch khổng lồ. Khi chập lại, thiên thạch lớn này có đường kính lên tới 400km, là cấu trúc lớn nhất từ trước đến nay được tìm thấy trên Trái Đất.
Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu thời điểm va chạm, từ đó xác định liệu nó có liên quan tới một trong những vụ nổ lớn tác động tới loài khủng long trên Trái Đất hay không, hoặc nó có ảnh hưởng như thế nào đến nhiệt độ và cuộc sống vạn vật trong khu vực này vào thời điểm đó./.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Daily Mail) |
Đây là hai cấu trúc lớn, mỗi cấu trúc có đường kính khoảng 200km. Chất liệu hai cấu trúc giống nhau, vì vậy, chúng có thể cùng thuộc một thiên thạch khổng lồ. Khi chập lại, thiên thạch lớn này có đường kính lên tới 400km, là cấu trúc lớn nhất từ trước đến nay được tìm thấy trên Trái Đất.
Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu thời điểm va chạm, từ đó xác định liệu nó có liên quan tới một trong những vụ nổ lớn tác động tới loài khủng long trên Trái Đất hay không, hoặc nó có ảnh hưởng như thế nào đến nhiệt độ và cuộc sống vạn vật trong khu vực này vào thời điểm đó./.
(TTXVN/VIETNAM+)