Hướng tới một thỏa thuận lịch sử nhằm cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính- một trong những thủ phạm khiến Trái Đất ấm lên, ngày 1-12, các quan chức đến từ 196 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (UNFCC) - cơ sở của Nghị định thư Kyoto 1997 - đã có mặt tại thủ đô Lima, Peru, tham dự hội nghị biến đổi khí hậu lần thứ 20 (COP-20).
Hướng tới một thỏa thuận lịch sử nhằm cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính- một trong những thủ phạm khiến Trái Đất ấm lên, ngày 1-12, các quan chức đến từ 196 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (UNFCC) - cơ sở của Nghị định thư Kyoto 1997 - đã có mặt tại thủ đô Lima, Peru, tham dự hội nghị biến đổi khí hậu lần thứ 20 (COP-20).
Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 20 (COP-20) tại Lima, Peru. (Nguồn: www.cop20.pe) |
Phát biểu với báo giới, Thư ký điều hành UNFCC Christiana Figueres khẳng định các mối nguy từ tình trạng biến đổi khí hậu cũng như tác động tiêu cực của nó chưa bao giờ rõ ràng như hiện nay. Thế giới cũng chưa từng chứng kiến sự khát khao hành động vì môi trường đến từ tất cả giai cấp, tầng lớp của cộng đồng như hiện nay.
Hội nghị dự kiến kéo dài 12 ngày này thu hút sự tham dự của hơn 10.000 đại biểu, các nhà hoạt động, nhà báo ...Nước chủ nhà Peru đã triển khai khoảng 40.000 cảnh sát nhằm đảm bảo an ninh tối đa cho sự kiện.
Theo kế hoạch, các đại sẽ thảo luận các biện pháp cũng như đưa ra các cam kết bảo vệ môi trường hiện đang bị hủy hoại nghiêm trọng do tác động của con người. Chương trình nghị sự sẽ tập trung thảo luận về một hiệp ước toàn cầu mới do LHQ bảo trợ xác định mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ của Trái Đất không quá 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Các quốc đảo nhỏ thậm chí muốn siết chặt mục tiêu trên ở mức 1,5 độ C. Hiện, các nước cũng vẫn đang bất đồng về khoản ngân quỹ giúp các nước nghèo đối phó với tình trạng nóng lên toàn cầu.
Đây cũng là hội nghị cuối cùng trước thời hạn chót các nước phải ký kết được một hiệp định mới thay thế Nghị định thư Kyoto tại vòng thảo luận năm sau ở Paris (Pháp) nhằm tiến tới một hiệp định tổng quan, đầy tham vọng và mang tính ràng buộc về pháp lý nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân gây ra hiện tượng Trái Đất nóng lên. Hiệp định tương lai này sẽ thay thế Nghị định thư Kyoto vào năm 2020, đồng thời ràng buộc Mỹ và các nước mới nổi, trong đó có Trung Quốc, vào nỗ lực chung cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu. |
(Theo BBC)