Tờ The National Interest của Mỹ mới đây công bố bài viết đánh giá và xếp hạng sức mạnh quân sự các nước trên thế giới, theo đó Top 5 quốc gia mạnh nhất lần lượt là: Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Vương quốc Anh.
Tờ The National Interest của Mỹ mới đây công bố bài viết đánh giá và xếp hạng sức mạnh quân sự các nước trên thế giới, theo đó Top 5 quốc gia mạnh nhất lần lượt là: Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Vương quốc Anh.
Vị trí số 1 thuộc về quân đội Mỹ
Theo The National Interest, Mỹ hiện có 535.000 quân thường trực, hơn nửa triệu quân dự bị và lính cảnh vệ. Với trang bị kỹ thuật hiện đại cho phép quân đội Mỹ tiến hành chiến đấu thực tế ở bất kỳ điểm nóng nào trên toàn cầu.
Mỹ có hơn 730 căn cứ quân sự trên toàn thế giới, đồng thời cũng là quốc gia sở hữu nhiều vũ khí hạt nhân nhất.
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đứng vị trí thứ hai
The National Interest cho rằng, Trung Quốc có quân số thường trực lớn nhất thế giới, khi chỉ tính riếng lực lượng lục quân đã là 1,6 triệu người.
Tờ báo nói quân đội Trung Quốc trong thời gian gần đây đang tiến hành hiện đại hóa, tuy nhiên trong biên chế vẫn còn nhiều trang thiết bị đã lỗi thời.
The National Interest dự báo, quân đội Trung Quốc cần phải mất ít nhất 10 năm nữa để nâng cấp toàn bộ số vũ khí đã lỗi thời.
Trung Quốc cũng là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.
Ấn Độ đứng vị trí thứ ba
Tờ báo Mỹ đánh giá Ấn Độ có số quân thường trực lớn thứ hai ở châu Á với 1,12 triệu quân nhân. Chiếm phần lớn trong số này là lực lượng lục quân, được bố trí chủ yếu ở khu vực biên giới giáp với Trung Quốc và Pakistan.
The National Interest đánh giá quân đội Ấn Độ được trang bị tốt về kỹ thuật. Quốc gia này tiến hành hiện đại hóa quân đội theo mô hình phương Tây và đạt được thành công nhất định.
Theo chính sách quốc phòng mới, trong vòng 10-12 năm tới quá nửa số vũ khí và trang thiết bị quân sự của nước này sẽ được sản xuất ở trong nước.
Ấn Độ là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.
Quân đội Nga đứng vị trí thứ 4
Quân số lực lượng lục quân Nga, theo The National Interest, vào khoảng 285.000 người. Quân đội Nga được trang bị kỹ thuật tốt, khả năng cơ động cao, giàu kinh nghiệm chiến đấu.
Tuy nhiên, diện tích lãnh thổ lớn là một trở ngại đối với quân đội Nga, khi tính trung bình mỗi binh sỹ phải bảo vệ một khu vực có diện tích lên đến 60 km2, The National Interest đánh giá.
Quân đội Nga sở hữu số lượng lớn vũ khí hạt nhân.
Vương quốc Anh đứng vị trí thứ 5
Theo The National Interest, Vương quốc Anh có quân số thường trực 102 nghìn người, là đội quân có khả năng chiến đấu cao nhất ở châu Âu. Các binh sỹ quân đội Anh hoàn toàn sẵn sàng thực hiện các chiến dịch quân sự trên mặt đất, trên không và trên biển.
Vương quốc Anh sở hữu vũ khí hạt nhân./.
Lính thủy đánh bộ Mỹ trong một cuộc tập trận. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Theo The National Interest, Mỹ hiện có 535.000 quân thường trực, hơn nửa triệu quân dự bị và lính cảnh vệ. Với trang bị kỹ thuật hiện đại cho phép quân đội Mỹ tiến hành chiến đấu thực tế ở bất kỳ điểm nóng nào trên toàn cầu.
Mỹ có hơn 730 căn cứ quân sự trên toàn thế giới, đồng thời cũng là quốc gia sở hữu nhiều vũ khí hạt nhân nhất.
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đứng vị trí thứ hai
The National Interest cho rằng, Trung Quốc có quân số thường trực lớn nhất thế giới, khi chỉ tính riếng lực lượng lục quân đã là 1,6 triệu người.
Tờ báo nói quân đội Trung Quốc trong thời gian gần đây đang tiến hành hiện đại hóa, tuy nhiên trong biên chế vẫn còn nhiều trang thiết bị đã lỗi thời.
The National Interest dự báo, quân đội Trung Quốc cần phải mất ít nhất 10 năm nữa để nâng cấp toàn bộ số vũ khí đã lỗi thời.
Trung Quốc cũng là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.
Ấn Độ đứng vị trí thứ ba
Tờ báo Mỹ đánh giá Ấn Độ có số quân thường trực lớn thứ hai ở châu Á với 1,12 triệu quân nhân. Chiếm phần lớn trong số này là lực lượng lục quân, được bố trí chủ yếu ở khu vực biên giới giáp với Trung Quốc và Pakistan.
The National Interest đánh giá quân đội Ấn Độ được trang bị tốt về kỹ thuật. Quốc gia này tiến hành hiện đại hóa quân đội theo mô hình phương Tây và đạt được thành công nhất định.
Theo chính sách quốc phòng mới, trong vòng 10-12 năm tới quá nửa số vũ khí và trang thiết bị quân sự của nước này sẽ được sản xuất ở trong nước.
Ấn Độ là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.
Quân đội Nga đứng vị trí thứ 4
Quân số lực lượng lục quân Nga, theo The National Interest, vào khoảng 285.000 người. Quân đội Nga được trang bị kỹ thuật tốt, khả năng cơ động cao, giàu kinh nghiệm chiến đấu.
Tuy nhiên, diện tích lãnh thổ lớn là một trở ngại đối với quân đội Nga, khi tính trung bình mỗi binh sỹ phải bảo vệ một khu vực có diện tích lên đến 60 km2, The National Interest đánh giá.
Quân đội Nga sở hữu số lượng lớn vũ khí hạt nhân.
Vương quốc Anh đứng vị trí thứ 5
Theo The National Interest, Vương quốc Anh có quân số thường trực 102 nghìn người, là đội quân có khả năng chiến đấu cao nhất ở châu Âu. Các binh sỹ quân đội Anh hoàn toàn sẵn sàng thực hiện các chiến dịch quân sự trên mặt đất, trên không và trên biển.
Vương quốc Anh sở hữu vũ khí hạt nhân./.
(VIETNAM+)