Hình ảnh Tổng thống Mỹ Barack Obama trao cho Nina Phạm, nữ y tá vừa thoát khỏi tử thần Ebola, một cái ôm thân thiết tại phòng Bầu Dục hôm thứ Sáu vừa rồi đã giúp trấn an dư luận Mỹ về niềm tin của họ với các cơ quan y tế và chứng tỏ căn bệnh chết người không dễ dàng gây khủng hoảng cho họ.
Hình ảnh Tổng thống Mỹ Barack Obama trao cho Nina Phạm, nữ y tá vừa thoát khỏi tử thần Ebola, một cái ôm thân thiết tại phòng Bầu Dục hôm thứ Sáu vừa rồi đã giúp trấn an dư luận Mỹ về niềm tin của họ với các cơ quan y tế và chứng tỏ căn bệnh chết người không dễ dàng gây khủng hoảng cho họ.
Nhằm thể hiện niềm tin vào đội ngũ bác sỹ và các nhà khoa học trình độ cao, Nhà Trắng đã không bắt buộc cô Phạm phải xét nghiệm một lần nữa trước khi gặp trực tiếp Tổng thống.
Thư ký Báo chi của Nhà Trắng, Josh Earnest cho biết: "Cô Phạm đã được xét nghiệm 5 lần để chắc chắn là virus không còn trong cơ thể. Do đó, cuộc gặp giữa cô ấy và tổng thống là hoàn toàn an toàn."
Earnest cũng khen ngợi việc người dân New York vẫn duy trì các hoạt động thường ngày sau khi bác sỹ Craig Spencer, người vừa trở về New York từ vùng dịch Ebola đã có biểu hiện dương tính và được đưa vào cách ly.
"Các báo cáo cho thấy số người đi tàu điện ngầm ở New York vào thứ Sáu vẫn không có gì thay đổi. Tôi nghĩ điều này phản ảnh sự tự tin của người dân New York về sự an toàn của họ khi họ vẫn duy trì các hoạt động như bình thường. Tổng thống cũng sẽ không do dự đi tàu điện ngầm ở New York hay tản bộ ở High Line, hoặc chơi vài ván bowling ở Brooklyn."
Nhiều tuần qua, ông Obama và các quan chức cấp cao đã nhắc đi nhắc lại thông điệp trấn an người dân về tình hình dịch Ebola ở Mỹ. Họ khẳng định Ebola không lây lan qua không khí hay qua thực phẩm. Chỉ những người có biểu hiện triệu chứng như sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy là những người đã nhiễm bệnh, và virus chỉ lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch và chất bài tiết của bệnh nhân.
Việc giới truyền thông liên tục đưa tin về các ca nhiễm Ebola mới ở Mỹ, cùng những hình ảnh đáng sợ về dịch bệnh đã khiến nhiều người Mỹ lo ngại rằng chính phủ chưa làm hết sức để bảo vệ sự an toàn của họ. Do đó, theo Earnest, cuộc gặp giữa ông Obama và cô Phạm "là một lời nhắc nhở rằng chúng ta có cơ sở vật chất y tế tốt nhất thế giới và có khả năng bảo vệ người dân Mỹ. Các bệnh nhân nhiễm Ebola đều được chẩn đoán sớm và nhận sự chăm sóc tốt nhất."
Đến thứ Sáu, Nhà Trắng mới biết việc cô Phạm sẽ được ra viện và đã nhanh chóng liên lạc với Viện Sức khỏe Quốc gia "để thông báo với cô ấy rằng Tổng thống có lời mời gặp mặt, nếu cô ấy không từ chối," Earnest cho biết.
Khi được hỏi liệu có bất cứ lo ngại nào về việc cho tổng thống tiếp xúc với một bệnh nhân Ebola vừa mới khỏi bệnh hay không, Earnest chỉ nhún vai: "Vâng, ông ấy là tổng thống, và ông ấy không lo lắng về bất cứ nguy cơ lây bệnh nào khi ông ấy trao cho cô Phạm một cái ôm tỏ lòng biết ơn."
Đây không phải lần đầu tiên ông Obama truyền tải thông điệp trấn an bằng một cái ôm. Sau cuộc họp với các quan chức cấp cao về các biện pháp phòng chống dịch Ebola, tổng thống Mỹ đã tới thăm trung tâm điều trị đặc biệt ở Đại học Emory, Georgia.
"Tôi muốn lấy bản thân ra làm ví dụ để mọi người hiểu. Tôi bắt tay và ôm hôn các bác sĩ và y tá ở Emory, những người đã rất dũng cảm trong việc điều trị cho người bệnh. Họ đều tuân theo quy trình an toàn và biết mình đang làm gì. Tôi cảm thấy hoàn toàn yên tâm khi tiếp xúc với họ", ông Obama khẳng định./.
Tổng thống Obama ôm y tá Nina Phạm sau khi cô thoát khỏi "tử thần." (Nguồn: Yahoo.com) |
Thư ký Báo chi của Nhà Trắng, Josh Earnest cho biết: "Cô Phạm đã được xét nghiệm 5 lần để chắc chắn là virus không còn trong cơ thể. Do đó, cuộc gặp giữa cô ấy và tổng thống là hoàn toàn an toàn."
Earnest cũng khen ngợi việc người dân New York vẫn duy trì các hoạt động thường ngày sau khi bác sỹ Craig Spencer, người vừa trở về New York từ vùng dịch Ebola đã có biểu hiện dương tính và được đưa vào cách ly.
"Các báo cáo cho thấy số người đi tàu điện ngầm ở New York vào thứ Sáu vẫn không có gì thay đổi. Tôi nghĩ điều này phản ảnh sự tự tin của người dân New York về sự an toàn của họ khi họ vẫn duy trì các hoạt động như bình thường. Tổng thống cũng sẽ không do dự đi tàu điện ngầm ở New York hay tản bộ ở High Line, hoặc chơi vài ván bowling ở Brooklyn."
Nhiều tuần qua, ông Obama và các quan chức cấp cao đã nhắc đi nhắc lại thông điệp trấn an người dân về tình hình dịch Ebola ở Mỹ. Họ khẳng định Ebola không lây lan qua không khí hay qua thực phẩm. Chỉ những người có biểu hiện triệu chứng như sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy là những người đã nhiễm bệnh, và virus chỉ lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch và chất bài tiết của bệnh nhân.
Việc giới truyền thông liên tục đưa tin về các ca nhiễm Ebola mới ở Mỹ, cùng những hình ảnh đáng sợ về dịch bệnh đã khiến nhiều người Mỹ lo ngại rằng chính phủ chưa làm hết sức để bảo vệ sự an toàn của họ. Do đó, theo Earnest, cuộc gặp giữa ông Obama và cô Phạm "là một lời nhắc nhở rằng chúng ta có cơ sở vật chất y tế tốt nhất thế giới và có khả năng bảo vệ người dân Mỹ. Các bệnh nhân nhiễm Ebola đều được chẩn đoán sớm và nhận sự chăm sóc tốt nhất."
Đến thứ Sáu, Nhà Trắng mới biết việc cô Phạm sẽ được ra viện và đã nhanh chóng liên lạc với Viện Sức khỏe Quốc gia "để thông báo với cô ấy rằng Tổng thống có lời mời gặp mặt, nếu cô ấy không từ chối," Earnest cho biết.
Khi được hỏi liệu có bất cứ lo ngại nào về việc cho tổng thống tiếp xúc với một bệnh nhân Ebola vừa mới khỏi bệnh hay không, Earnest chỉ nhún vai: "Vâng, ông ấy là tổng thống, và ông ấy không lo lắng về bất cứ nguy cơ lây bệnh nào khi ông ấy trao cho cô Phạm một cái ôm tỏ lòng biết ơn."
Đây không phải lần đầu tiên ông Obama truyền tải thông điệp trấn an bằng một cái ôm. Sau cuộc họp với các quan chức cấp cao về các biện pháp phòng chống dịch Ebola, tổng thống Mỹ đã tới thăm trung tâm điều trị đặc biệt ở Đại học Emory, Georgia.
"Tôi muốn lấy bản thân ra làm ví dụ để mọi người hiểu. Tôi bắt tay và ôm hôn các bác sĩ và y tá ở Emory, những người đã rất dũng cảm trong việc điều trị cho người bệnh. Họ đều tuân theo quy trình an toàn và biết mình đang làm gì. Tôi cảm thấy hoàn toàn yên tâm khi tiếp xúc với họ", ông Obama khẳng định./.
(VIETNAM+)