Lãnh đạo các nước phương Tây đã nhất trí chuẩn bị lực lượng địa phương tại Iraq và Syria để chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Lãnh đạo các nước phương Tây đã nhất trí chuẩn bị lực lượng địa phương tại Iraq và Syria để chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Tuyên bố trên được đại diện của Thủ tướng Anh đưa ra sau cuộc đàm thoại trực tuyến giữa lãnh đạo các nước phương Tây trong ngày 15/10.
Cuộc điện đàm diễn ra với sự tham gia của Thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Italy Matteo Renzi nhằm thảo luận các vấn đề của IS, tình hình ở miền Đông Ukraine và cuộc chiến chống dịch bệnh Ebola.
Các nhà lãnh đạo phương Tây đã đạt được đồng thuận về việc cần thiết phải đào tạo các lực lượng địa phương ở Iraq và Syria để có thể chiến đấu với IS trên bộ với sự hỗ trợ của lực lượng không quân của liên minh quốc tế.
Lãnh đạo các cường quốc phương Tây cũng nhất trí về tầm quan trọng của việc thực đẩy những nỗ lực của Chính phủ Iraq thu hút cộng đồng người Sunni nhằm cô lập IS.
Trong một diễn biến liên quan, các đơn vị chống khủng bố của Bỉ, Maroc, Tây Ban Nha và Pháp đã có cuộc họp về vấn đề giới trẻ các nước châu Âu tham gia hàng ngũ thánh chiến tại Syria. Theo đó, bốn quốc gia trên đã nhất trí thường xuyên trao đổi thông tin liên quan đến các cuộc điều tra về “hoạt động tuyển dụng, huấn luyện và gửi người tham gia thánh chiến tại Syria" cũng như quản lý việc hồi hương từ vùng chiến sự của những người này.
Theo thống kê, hiện có khoảng 2.500 công dân châu Âu tham gia lực lượng IS tại Syria./.
Phiến quân Hồi giáo IS. (Nguồn: AP) |
Cuộc điện đàm diễn ra với sự tham gia của Thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Italy Matteo Renzi nhằm thảo luận các vấn đề của IS, tình hình ở miền Đông Ukraine và cuộc chiến chống dịch bệnh Ebola.
Các nhà lãnh đạo phương Tây đã đạt được đồng thuận về việc cần thiết phải đào tạo các lực lượng địa phương ở Iraq và Syria để có thể chiến đấu với IS trên bộ với sự hỗ trợ của lực lượng không quân của liên minh quốc tế.
Lãnh đạo các cường quốc phương Tây cũng nhất trí về tầm quan trọng của việc thực đẩy những nỗ lực của Chính phủ Iraq thu hút cộng đồng người Sunni nhằm cô lập IS.
Trong một diễn biến liên quan, các đơn vị chống khủng bố của Bỉ, Maroc, Tây Ban Nha và Pháp đã có cuộc họp về vấn đề giới trẻ các nước châu Âu tham gia hàng ngũ thánh chiến tại Syria. Theo đó, bốn quốc gia trên đã nhất trí thường xuyên trao đổi thông tin liên quan đến các cuộc điều tra về “hoạt động tuyển dụng, huấn luyện và gửi người tham gia thánh chiến tại Syria" cũng như quản lý việc hồi hương từ vùng chiến sự của những người này.
Theo thống kê, hiện có khoảng 2.500 công dân châu Âu tham gia lực lượng IS tại Syria./.
(TTXVN/VIETNAM+)