Quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ đang phát triển mạnh mẽ. Nhân dịp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vừa kết thúc thành công chuyến thăm Ấn Độ, phóng viên TTXVN tại New Delhi đã phỏng vấn giáo sư S.D Muni, chuyên viên đặc biệt tại Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng Ấn Độ (IDSA) về quan hệ Ấn Độ-Việt Nam.
Quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ đang phát triển mạnh mẽ. Nhân dịp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vừa kết thúc thành công chuyến thăm Ấn Độ, phóng viên TTXVN tại New Delhi đã phỏng vấn giáo sư S.D Muni, chuyên viên đặc biệt tại Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng Ấn Độ (IDSA) về quan hệ Ấn Độ-Việt Nam.
- Thưa giáo sư, ngài nghĩ như thế nào về quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ, đặc biệt sau các chuyến thăm cấp cao của Tổng thống Pranab Mukherjee tới Việt Nam và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Ấn Độ mới đây?
Giáo sư S.D Muni: Theo tôi, quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ rất gần gũi và rất hữu nghị, không có bất cứ vấn đề hiểu nhầm hoặc căng thẳng nào với nhau.
Hai nước không hề có tranh chấp hay nảy sinh bất cứ vấn đề gì. Không những vậy, hai nước đã tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế và văn hóa, hiện mở rộng nhiều sang lĩnh vực an ninh và quốc phòng, đặc biệt sau chuyến thăm của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee hồi tháng Chín, chỉ chưa đầy một tháng sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Sushma Swaraj.
Hiện chuyến thăm của Thủ tướng các bạn hầu như đã nâng cấp sự hiểu biết và quan hệ hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.
- Mục đích chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là tìm kiếm sự hợp tác với Ấn Độ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có dầu khí và quốc phòng. Ngài đánh giá như thế nào về tiềm năng hợp tác giữa hai nước trong những lĩnh vực này?
Giáo sư S.D Muni: Người ta nói văn hóa là động lực tiềm năng thúc đẩy quan hệ hợp tác. Về mặt kinh tế, quan hệ hợp tác giữa hai nước đang tăng mạnh. Hai bên đã đạt mục tiêu kim ngạch trao đổi thương mại của năm 2015 và trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai bên đã quyết định nâng mục tiêu của năm 2020 lên nhiều.
Chúng ta cũng thăm dò khả năng hợp tác văn hóa, tăng cường sự hiểu biết thông qua các chuyến thăm.
Trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng, tôi nghĩ sẽ được tăng cường thông qua các thỏa thuận cung cấp thiết bị công nghệ cao. Tôi chắc chắn rằng quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng sẽ phát triển mạnh.
- Tổng thống Ấn Độ đã khẳng định Việt Nam là một trụ cột trong chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ. Ngài có thể đánh giá quan hệ hợp tác giữa hai nước như thế nào trong tương lai? Việt Nam và Ấn Độ cần phải làm gì để khai thác đầy đủ tiềm năng hợp tác?
Giáo sư S.D Muni: Tôi nghĩ năm tới Việt Nam sẽ là nước điều phối viên của ASEAN, vị trí sẽ giúp Việt Nam ở vị thế đặc biệt để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ với ASEAN.
Theo như tôi được biết sau năm 1988-1989, Ấn Độ đã cố gắng hết sức giúp ASEAN hiểu biết lẫn nhau hơn và có sự hợp tác chặt chẽ với Việt Nam sau cuộc khủng hoảng tại Campuchia.
Ấn Độ luôn ủng hộ Việt Nam và Việt Nam cũng luôn ủng hộ Ấn Độ. Trong các nước ASEAN chúng tôi đặc biệt chú ý đến các nước CMLV, gồm Campuchia, Myanmar, Lào, Việt Nam.
Như tôi đã nói, vào năm tới Việt Nam sẽ là nước điều phối viên của ASEAN và Ấn Độ. Khả năng hợp tác giữa Ấn Độ với Việt Nam sẽ được mở rộng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có quốc phòng-anh ninh.
Việt Nam đã hữu hảo dành cho Ấn Độ các lô dầu để thăm dò. Hợp tác thăm dò dầu khí giữa Ấn Độ và Việt Nam bắt đầu từ những năm 80. Tôi nghĩ hợp tác trong lĩnh vực này cũng như lĩnh vực văn hóa sẽ được đẩy mạnh./.
Giáo sư S.D Muni trả lời phỏng vấn. (Ảnh: /Vietnam+) |
Giáo sư S.D Muni: Theo tôi, quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ rất gần gũi và rất hữu nghị, không có bất cứ vấn đề hiểu nhầm hoặc căng thẳng nào với nhau.
Hai nước không hề có tranh chấp hay nảy sinh bất cứ vấn đề gì. Không những vậy, hai nước đã tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế và văn hóa, hiện mở rộng nhiều sang lĩnh vực an ninh và quốc phòng, đặc biệt sau chuyến thăm của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee hồi tháng Chín, chỉ chưa đầy một tháng sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Sushma Swaraj.
Hiện chuyến thăm của Thủ tướng các bạn hầu như đã nâng cấp sự hiểu biết và quan hệ hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.
- Mục đích chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là tìm kiếm sự hợp tác với Ấn Độ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có dầu khí và quốc phòng. Ngài đánh giá như thế nào về tiềm năng hợp tác giữa hai nước trong những lĩnh vực này?
Giáo sư S.D Muni: Người ta nói văn hóa là động lực tiềm năng thúc đẩy quan hệ hợp tác. Về mặt kinh tế, quan hệ hợp tác giữa hai nước đang tăng mạnh. Hai bên đã đạt mục tiêu kim ngạch trao đổi thương mại của năm 2015 và trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai bên đã quyết định nâng mục tiêu của năm 2020 lên nhiều.
Chúng ta cũng thăm dò khả năng hợp tác văn hóa, tăng cường sự hiểu biết thông qua các chuyến thăm.
Trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng, tôi nghĩ sẽ được tăng cường thông qua các thỏa thuận cung cấp thiết bị công nghệ cao. Tôi chắc chắn rằng quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng sẽ phát triển mạnh.
- Tổng thống Ấn Độ đã khẳng định Việt Nam là một trụ cột trong chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ. Ngài có thể đánh giá quan hệ hợp tác giữa hai nước như thế nào trong tương lai? Việt Nam và Ấn Độ cần phải làm gì để khai thác đầy đủ tiềm năng hợp tác?
Giáo sư S.D Muni: Tôi nghĩ năm tới Việt Nam sẽ là nước điều phối viên của ASEAN, vị trí sẽ giúp Việt Nam ở vị thế đặc biệt để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ với ASEAN.
Theo như tôi được biết sau năm 1988-1989, Ấn Độ đã cố gắng hết sức giúp ASEAN hiểu biết lẫn nhau hơn và có sự hợp tác chặt chẽ với Việt Nam sau cuộc khủng hoảng tại Campuchia.
Ấn Độ luôn ủng hộ Việt Nam và Việt Nam cũng luôn ủng hộ Ấn Độ. Trong các nước ASEAN chúng tôi đặc biệt chú ý đến các nước CMLV, gồm Campuchia, Myanmar, Lào, Việt Nam.
Như tôi đã nói, vào năm tới Việt Nam sẽ là nước điều phối viên của ASEAN và Ấn Độ. Khả năng hợp tác giữa Ấn Độ với Việt Nam sẽ được mở rộng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có quốc phòng-anh ninh.
Việt Nam đã hữu hảo dành cho Ấn Độ các lô dầu để thăm dò. Hợp tác thăm dò dầu khí giữa Ấn Độ và Việt Nam bắt đầu từ những năm 80. Tôi nghĩ hợp tác trong lĩnh vực này cũng như lĩnh vực văn hóa sẽ được đẩy mạnh./.
(VIETNAM+)