Cử tri Brazil đã bắt đầu đi bỏ phiếu tổng thống vòng hai chọn người lãnh đạo quốc gia lớn và đông dân nhất Mỹ Latinh này trong 4 năm tới.
Cử tri Brazil đã bắt đầu đi bỏ phiếu tổng thống vòng hai chọn người lãnh đạo quốc gia lớn và đông dân nhất Mỹ Latinh này trong 4 năm tới.
Các khu vực bầu cử bắt đầu mở cửa lúc 8 giờ ngày 26/10 (17 giờ Việt Nam) để đón gần 143 triệu cử tri thông qua lá phiếu lựa chọn một trong hai ứng cử viên là Tổng thống sắp mãn nhiệm Dilma Rousseff, đại diện của Đảng lao động (PT) theo đường lối cánh tả, và Thượng nghị sỹ Aécio Neves, Chủ tịch Đảng xã hội dân chủ (PSDB) theo xu hướng trung hữu.
Hai chính trị gia này thu hút được nhiều cử tri nhất tại cuộc bỏ phiếu ngày 5/10 với tỷ lệ ủng hộ đạt lần lượt 41,6% và 33,6%.
Trong khi bà Rousseff cam kết củng cố và mở rộng những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế song song với thực hiện công bằng xã hội mà PT đã đem lại cho đất nước trong 12 năm qua, ông Neves muốn chấm dứt vai trò điều tiết của Nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp và ngân hàng quốc doanh, thúc đẩy một mô hình kinh tế dựa vào tư nhân hóa và cắt giảm mạnh chi tiêu để khôi phục tăng trưởng kinh tế.
Mặc dù bị bà Rousseff dẫn 8 điểm tại vòng một, ông Neves đã vượt lên dẫn 2 điểm trong các cuộc điều tra dư luận đầu tiên trước thềm cuộc bỏ phiếu vòng hai.
Tuy nhiên, các cuộc điều tra do Datafolha và Ibope, hai tổ chức thăm dò dư luận có uy tín tại Brazil, công bố ngày 25/10 cho thấy bà Rousseff giành được tỷ lệ ủng hộ 52-53% trong khi ông Neves thu được tương ứng 48-47% .
Đây được coi là cuộc đấu giành ghế tổng thống khó dự báo kết quả nhất kể từ cuộc chạy đua vào Dinh Planalto (Phủ Tổng thống) năm 1989, cuộc bầu cử đầu tiên sau khi Brazil thoát khỏi chế độ độc tài, một phần là do ứng cử viên về thứ ba tại vòng một là bà Marina Silva, đại diện của Đảng xã hội từng là đồng minh của PT kể từ khi đảng này lên cầm quyền năm 2003, tuyên bố ủng hộ ông Neves.
Mặt khác, việc các ứng cử viên đối lập cam kết, nếu thắng cử sẽ tiếp tục các chương trình xã hội rất thành công của PT và đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kinh tế suy giảm và lạm phát gia tăng hiện nay, cũng khiến số phiếu dành cho đảng này giảm so với các cuộc bầu cử trước đây./.
Bà Rousseff và ông Neves tại cuộc tranh luận trên truyền hình cuối cùng trước cuộc bầu cử vòng hai. (Nguồn: Reuters) |
Hai chính trị gia này thu hút được nhiều cử tri nhất tại cuộc bỏ phiếu ngày 5/10 với tỷ lệ ủng hộ đạt lần lượt 41,6% và 33,6%.
Trong khi bà Rousseff cam kết củng cố và mở rộng những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế song song với thực hiện công bằng xã hội mà PT đã đem lại cho đất nước trong 12 năm qua, ông Neves muốn chấm dứt vai trò điều tiết của Nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp và ngân hàng quốc doanh, thúc đẩy một mô hình kinh tế dựa vào tư nhân hóa và cắt giảm mạnh chi tiêu để khôi phục tăng trưởng kinh tế.
Mặc dù bị bà Rousseff dẫn 8 điểm tại vòng một, ông Neves đã vượt lên dẫn 2 điểm trong các cuộc điều tra dư luận đầu tiên trước thềm cuộc bỏ phiếu vòng hai.
Tuy nhiên, các cuộc điều tra do Datafolha và Ibope, hai tổ chức thăm dò dư luận có uy tín tại Brazil, công bố ngày 25/10 cho thấy bà Rousseff giành được tỷ lệ ủng hộ 52-53% trong khi ông Neves thu được tương ứng 48-47% .
Đây được coi là cuộc đấu giành ghế tổng thống khó dự báo kết quả nhất kể từ cuộc chạy đua vào Dinh Planalto (Phủ Tổng thống) năm 1989, cuộc bầu cử đầu tiên sau khi Brazil thoát khỏi chế độ độc tài, một phần là do ứng cử viên về thứ ba tại vòng một là bà Marina Silva, đại diện của Đảng xã hội từng là đồng minh của PT kể từ khi đảng này lên cầm quyền năm 2003, tuyên bố ủng hộ ông Neves.
Mặt khác, việc các ứng cử viên đối lập cam kết, nếu thắng cử sẽ tiếp tục các chương trình xã hội rất thành công của PT và đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kinh tế suy giảm và lạm phát gia tăng hiện nay, cũng khiến số phiếu dành cho đảng này giảm so với các cuộc bầu cử trước đây./.
(VIETNAM+)