Diễn ra trong bối cảnh kinh tế khu vực rơi vào tình trạng trì trệ, hội nghị của các bộ trưởng tài chính Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã nêu bật tầm quan trọng của đầu tư như một giải pháp để đưa nền kinh tế khu vực tiếp tục tiến bước.
Diễn ra trong bối cảnh kinh tế khu vực rơi vào tình trạng trì trệ, hội nghị của các bộ trưởng tài chính Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã nêu bật tầm quan trọng của đầu tư như một giải pháp để đưa nền kinh tế khu vực tiếp tục tiến bước.
Phát biểu tại hội nghị, người đứng đầu nhóm các bộ trưởng tài chính Eurozone là ông Jeroen Dijssebloem đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đầu tư trong việc đảo ngược tình trạng tăng trưởng thấp hiện nay của kinh tế khu vực. Ông cho biết các bộ trưởng tài chính nhất trí rằng phải sớm có hành động chính sách để thúc đẩy đầu tư, đưa nền kinh tế khu vực thoát khỏi tình trạng tăng trưởng trì trệ, không chỉ trong ngắn hạn mà còn về dài hạn.
Theo ông, để thúc đẩy tăng trưởng trong điều kiện các quy định tài chính ngặt nghèo và các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ đi sau, các nhà hoạch định chính sách châu Âu phải coi việc thúc đẩy đầu tư là một trong những chính sách được ưu tiên thực hiện. Tuy nhiên, ông cũng đề cập đến việc chưa thể sử dụng nguồn tiền từ Cơ chế ổn định châu Âu (ESM) để hỗ trợ việc đầu tư, do điều này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh quy định.
Việc kinh tế Eurozone không tăng trưởng trong quý 2/2014 và có nguy cơ rơi vào suy thoái trở lại là rủi ro lớn đối với nền kinh tế toàn cầu hiện còn chưa ổn định và các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu cho rằng việc vẫn tập trung vào thắt chặt chi tiêu là không phù hợp khi mà tình trạng trì trệ của kinh tế Eurozone là hệ quả của việc nhiều nước cắt giảm chi tiêu để giảm số nợ công quá lớn. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi đã hối thúc các nước vẫn có thể tăng chi tiêu hãy chi nhiều hơn, còn các nước như Pháp và Italy được kêu gọi nới lỏng quy định để tạo môi trường kinh doanh thân thiện hơn, khuyến khích đầu tư mới.
Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, được cho là có khả năng chi tiêu nhiều hơn bởi đã đạt thặng dư ngân sách lớn nhất kể từ sau khi thống nhất trong nửa đầu năm nay. Với các số liệu kinh tế yếu kém gần đây, sự phản đối của Đức trong vấn đề chi tiêu cũng bớt quyết liệt hơn. Thủ tướng Đức Angela Merkel nói chính phủ nước này đang xem xét các biện pháp nhằm tăng đầu tư trong nước, khi nền kinh tế đã giảm 0,2% trong quý 2 năm nay và có thể giảm mạnh hơn trong năm tới. Trong khi đó, Pháp và Italy, nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba Eurozone nhưng lại đang mắc nợ lớn và thâm hụt ngân sách quá cao, được khuyến nghị là nên thận trọng trong chi tiêu để tránh đẩy nền kinh tế khu vực rơi vào suy thoái lần thứ ba trong vòng sáu năm. Pháp dự kiến mức thâm hụt ngân sách năm 2015 sẽ tương đương 4,3% GDP, cao hơn nhiều so với mức 3% GDP theo quy định của Liên minh châu Âu và sẽ phải đến năm 2017 mới giảm xuống mức trần.
Cũng tại hội nghị vừa kết thúc ngày 13/10 này, các bộ trưởng tài chính Eurozone chưa có quyết định về việc giải ngân khoản cho vay mới cho Hy Lạp, khoản tiền dự kiến sẽ được cấp trong những tuần tới. Giám đốc ESM Klaus Regling cho biết khoản viện trợ tiếp theo là 1,8 tỷ euro (2,28 tỷ USD) đã sẵn sàng được cấp cho Hy Lạp. Về kế hoạch kết thúc chương trình cứu trợ Hy Lạp vào năm tới, sớm hơn một năm so với dự kiến, ông Dijssebloem cho biết có sự nhất trí cao tại hội nghị rằng cần phải có sự giám sát cùng với một khoản tín dụng dự phòng để đảm bảo cho sự trở lại các thị trường tài chính của nước này. Nhận cứu trợ nhiều tỷ euro và đã phải "thắt lưng buộc bụng" cũng như thực hiện các cải cách đau đớn, kinh tế Hy Lạp có thể tăng trưởng trở lại trong năm nay./.
Người đứng đầu nhóm các bộ trưởng tài chính Eurozone là ông Jeroen Dijssebloem. (Nguồn: EPA) |
Theo ông, để thúc đẩy tăng trưởng trong điều kiện các quy định tài chính ngặt nghèo và các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ đi sau, các nhà hoạch định chính sách châu Âu phải coi việc thúc đẩy đầu tư là một trong những chính sách được ưu tiên thực hiện. Tuy nhiên, ông cũng đề cập đến việc chưa thể sử dụng nguồn tiền từ Cơ chế ổn định châu Âu (ESM) để hỗ trợ việc đầu tư, do điều này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh quy định.
Việc kinh tế Eurozone không tăng trưởng trong quý 2/2014 và có nguy cơ rơi vào suy thoái trở lại là rủi ro lớn đối với nền kinh tế toàn cầu hiện còn chưa ổn định và các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu cho rằng việc vẫn tập trung vào thắt chặt chi tiêu là không phù hợp khi mà tình trạng trì trệ của kinh tế Eurozone là hệ quả của việc nhiều nước cắt giảm chi tiêu để giảm số nợ công quá lớn. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi đã hối thúc các nước vẫn có thể tăng chi tiêu hãy chi nhiều hơn, còn các nước như Pháp và Italy được kêu gọi nới lỏng quy định để tạo môi trường kinh doanh thân thiện hơn, khuyến khích đầu tư mới.
Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, được cho là có khả năng chi tiêu nhiều hơn bởi đã đạt thặng dư ngân sách lớn nhất kể từ sau khi thống nhất trong nửa đầu năm nay. Với các số liệu kinh tế yếu kém gần đây, sự phản đối của Đức trong vấn đề chi tiêu cũng bớt quyết liệt hơn. Thủ tướng Đức Angela Merkel nói chính phủ nước này đang xem xét các biện pháp nhằm tăng đầu tư trong nước, khi nền kinh tế đã giảm 0,2% trong quý 2 năm nay và có thể giảm mạnh hơn trong năm tới. Trong khi đó, Pháp và Italy, nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba Eurozone nhưng lại đang mắc nợ lớn và thâm hụt ngân sách quá cao, được khuyến nghị là nên thận trọng trong chi tiêu để tránh đẩy nền kinh tế khu vực rơi vào suy thoái lần thứ ba trong vòng sáu năm. Pháp dự kiến mức thâm hụt ngân sách năm 2015 sẽ tương đương 4,3% GDP, cao hơn nhiều so với mức 3% GDP theo quy định của Liên minh châu Âu và sẽ phải đến năm 2017 mới giảm xuống mức trần.
Cũng tại hội nghị vừa kết thúc ngày 13/10 này, các bộ trưởng tài chính Eurozone chưa có quyết định về việc giải ngân khoản cho vay mới cho Hy Lạp, khoản tiền dự kiến sẽ được cấp trong những tuần tới. Giám đốc ESM Klaus Regling cho biết khoản viện trợ tiếp theo là 1,8 tỷ euro (2,28 tỷ USD) đã sẵn sàng được cấp cho Hy Lạp. Về kế hoạch kết thúc chương trình cứu trợ Hy Lạp vào năm tới, sớm hơn một năm so với dự kiến, ông Dijssebloem cho biết có sự nhất trí cao tại hội nghị rằng cần phải có sự giám sát cùng với một khoản tín dụng dự phòng để đảm bảo cho sự trở lại các thị trường tài chính của nước này. Nhận cứu trợ nhiều tỷ euro và đã phải "thắt lưng buộc bụng" cũng như thực hiện các cải cách đau đớn, kinh tế Hy Lạp có thể tăng trưởng trở lại trong năm nay./.
(TTXVN/VIETNAM+)