Hàng nghìn nhân viên chăm sóc y tế Liberia đã lên kế hoạch đình công không giới hạn bắt đầu từ đêm 13/10.
Hàng nghìn nhân viên chăm sóc y tế Liberia đã lên kế hoạch đình công không giới hạn bắt đầu từ đêm 13/10.
Sự việc đe dọa hủy hoại các nỗ lực của nước này nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus Ebola và đẩy hàng trăm bệnh nhân rơi vào cảnh không được điều trị.
Các nhân viên y tế nói trên dọa sẽ đình công tại tất cả các bệnh viện và cơ sở y trên toàn quốc cho tới khi nào chính phủ đáp ứng đề nghị tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc cũng như trang bị đầy đủ bảo hộ y tế cho những người chăm sóc bệnh nhân nhiễm virus Ebola.
Chủ tịch Hiệp hội nhân viên y tế quốc gia của Liberia (NHWAL), ông George Williams cho biết cuộc họp ngày 10/10 nhằm giải quyết các khiếu nại của họ đã lâm vào bế tắc vì chính phủ từ chối đáp ứng các yêu sách trên. Ông nhấn mạnh: "Thời gian sắp hết, từ 0 giờ đêm 13/10, đình công sẽ bắt đầu."
Theo Thứ trưởng Y tế Liberia Matthew Flomo, chính phủ không biết về kế hoạch đình công của các nhân viên y tế. Ông cũng cho biết chính phủ đã đạt một thỏa thuận tăng lương cho nhân viên y tế từ ngày 13/10, giống như đã từng áp dụng hồi tháng Chín vừa qua.
Tuy nhiên, Chủ tịch NHWAL bác bỏ việc đạt thỏa thuận này, đồng thời tố cáo chính quyền đang gây chia rẽ các nhân viên y tế.
Trong khi đó, Chủ tịch liên đoàn nhân viên y tế Liberia Joseph Tamba cho biết từ ngày 10/10, các nhân viên tại bệnh viện Island Clinic ở thủ đô Monrovia, bệnh viện công lớn nhất thành phố, đã bắt đầu giảm hoạt động chăm sóc bệnh nhân vì chính phủ từ chối đáp ứng các yêu cầu của họ. Sự việc đã khiến hàng chục bệnh nhân Ebola điều trị tại đây tử vong trong ba ngày qua.
Chủ tịch NHWAL George William cũng thừa nhận việc đình công sẽ hủy hoại các thành quả đã đạt được trong cuộc chiến chống Ebola tại Liberia, nhưng họ tin rằng mọi người sẽ hiểu lý do đằng sau hành động này.
Ông William nhấn mạnh nhân viên y tế đã thiệt mạng vì không được bảo vệ trong quá trình chăm sóc bệnh nhân Ebola, trong khi đó, chính phủ không đáp ứng đề nghị cung cấp các thiết bị bảo hộ cho họ.
Liberia là nước có tỷ lệ nhiễm và tử vong vì virus Ebola cao nhất trong số những nước có dịch. Trong số 4.000 ca tử vong vì virus nguy hiểm này, có tới 2.316 người Liberia.
Trong khi đó, các hệ thống y tế ở Liberia cũng như ở Sierra Leone và Guinea (nơi bùng phát dịch hồi tháng Ba) đều đã quá tải vì dịch bệnh này.
Hiện nay, virus đã lan tới Senegal, Nigeria, Tây Ban Nha và Mỹ. Lo ngại Ebola có thể lây lan ra toàn cầu, các tổ chức quốc tế và cộng đồng thế giới đã nỗ lực giúp đỡ các nước bị ảnh hưởng bằng cách cung cấp nhân viên và trang thiết bị y tế cũng như hỗ trợ về tài chính lên tới 1 tỷ USD.
Mặc dù vậy, các nhân viên y tế tại Liberia than phiền là họ vẫn phải làm việc trong tình trạng không có thiết bị bảo hộ cơ bản và không nhận được thù lao xứng đáng khiến 201 người trong số họ đã bị nhiễm bệnh và 95 người thiệt mạng./.
Nhân viên y tế chuyển thi thể nạn nhân của dịch Ebola tại thủ đô Monrovia, Liberia. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Các nhân viên y tế nói trên dọa sẽ đình công tại tất cả các bệnh viện và cơ sở y trên toàn quốc cho tới khi nào chính phủ đáp ứng đề nghị tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc cũng như trang bị đầy đủ bảo hộ y tế cho những người chăm sóc bệnh nhân nhiễm virus Ebola.
Chủ tịch Hiệp hội nhân viên y tế quốc gia của Liberia (NHWAL), ông George Williams cho biết cuộc họp ngày 10/10 nhằm giải quyết các khiếu nại của họ đã lâm vào bế tắc vì chính phủ từ chối đáp ứng các yêu sách trên. Ông nhấn mạnh: "Thời gian sắp hết, từ 0 giờ đêm 13/10, đình công sẽ bắt đầu."
Theo Thứ trưởng Y tế Liberia Matthew Flomo, chính phủ không biết về kế hoạch đình công của các nhân viên y tế. Ông cũng cho biết chính phủ đã đạt một thỏa thuận tăng lương cho nhân viên y tế từ ngày 13/10, giống như đã từng áp dụng hồi tháng Chín vừa qua.
Tuy nhiên, Chủ tịch NHWAL bác bỏ việc đạt thỏa thuận này, đồng thời tố cáo chính quyền đang gây chia rẽ các nhân viên y tế.
Trong khi đó, Chủ tịch liên đoàn nhân viên y tế Liberia Joseph Tamba cho biết từ ngày 10/10, các nhân viên tại bệnh viện Island Clinic ở thủ đô Monrovia, bệnh viện công lớn nhất thành phố, đã bắt đầu giảm hoạt động chăm sóc bệnh nhân vì chính phủ từ chối đáp ứng các yêu cầu của họ. Sự việc đã khiến hàng chục bệnh nhân Ebola điều trị tại đây tử vong trong ba ngày qua.
Chủ tịch NHWAL George William cũng thừa nhận việc đình công sẽ hủy hoại các thành quả đã đạt được trong cuộc chiến chống Ebola tại Liberia, nhưng họ tin rằng mọi người sẽ hiểu lý do đằng sau hành động này.
Ông William nhấn mạnh nhân viên y tế đã thiệt mạng vì không được bảo vệ trong quá trình chăm sóc bệnh nhân Ebola, trong khi đó, chính phủ không đáp ứng đề nghị cung cấp các thiết bị bảo hộ cho họ.
Liberia là nước có tỷ lệ nhiễm và tử vong vì virus Ebola cao nhất trong số những nước có dịch. Trong số 4.000 ca tử vong vì virus nguy hiểm này, có tới 2.316 người Liberia.
Trong khi đó, các hệ thống y tế ở Liberia cũng như ở Sierra Leone và Guinea (nơi bùng phát dịch hồi tháng Ba) đều đã quá tải vì dịch bệnh này.
Hiện nay, virus đã lan tới Senegal, Nigeria, Tây Ban Nha và Mỹ. Lo ngại Ebola có thể lây lan ra toàn cầu, các tổ chức quốc tế và cộng đồng thế giới đã nỗ lực giúp đỡ các nước bị ảnh hưởng bằng cách cung cấp nhân viên và trang thiết bị y tế cũng như hỗ trợ về tài chính lên tới 1 tỷ USD.
Mặc dù vậy, các nhân viên y tế tại Liberia than phiền là họ vẫn phải làm việc trong tình trạng không có thiết bị bảo hộ cơ bản và không nhận được thù lao xứng đáng khiến 201 người trong số họ đã bị nhiễm bệnh và 95 người thiệt mạng./.
(TTXVN/VIETNAM+)