Theo phóng viên TTXVN tại London, một ngày trước khi diễn ra cuộc trưng cầu ý dân tại Scotland, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy sự chênh lệch giữa hai lựa chọn "tách ra" hay "ở lại" vẫn rất sít sao, với tỷ lệ lần lượt là 48% và 52%.
Theo phóng viên TTXVN tại London, một ngày trước khi diễn ra cuộc trưng cầu ý dân tại Scotland, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy sự chênh lệch giữa hai lựa chọn "tách ra" hay "ở lại" vẫn rất sít sao, với tỷ lệ lần lượt là 48% và 52%.
Công ty nghiên cứu thị trường Survation cho rằng phe ủng hộ độc lập đang ngày càng thu hẹp khoảng cách và do đó kết quả cuộc trưng cầu ý dân ngày 18/9 sẽ phụ thuộc vào khoảng 350.000 cử tri vẫn còn đang lưỡng lự về quyết định của mình.
Trong ngày cuối cùng trước khi diễn ra cuộc trưng cầu ý dân, lãnh đạo của cả hai phe nói "Có" và "Không" với độc lập đều tận dụng thời gian để thuyết phục cử tri ủng hộ mục tiêu của mình.
Cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown, cùng phụ trách phe "Cùng nhau tốt hơn," khẳng định rằng các chính sách của đảng Dân tộc Scotland (SNP) chủ trương muốn Scotland độc lập sẽ đưa xứ này sa vào chiếc bẫy kinh tế mà từ đó "có thể họ sẽ không bao giờ thoát ra được."
Ngoài ra còn phải kể đến chiến dịch "chốt" mang tên "Yêu Scotland, bỏ phiếu Không" diễn ra tại thành phố Glasgow ngày 17/9, trong đó tập trung nhấn vào thông điệp bỏ phiếu "Không" sẽ dẫn tới những thay đổi tốt hơn và an toàn hơn cho người dân Scotland, đồng thời công kích chiến lược tách ra độc lập của SNP sẽ đe dọa công ăn việc làm, hệ thống hưu trí và chăm sóc y tế của người dân Scotland.
Trong khi đó, Thủ hiến Scotland Alex Salmond, lãnh đạo SNP, ra lời kêu gọi cử tri Scotland nắm lấy vận mệnh của chính mình và không bị lung lạc bởi những câu chuyện gây hoang mang từ Chính phủ Anh đưa ra mỗi ngày.
Một số nhà lãnh đạo cũng như cựu lãnh đạo trên thế giới đã lên tiếng về cuộc trưng cầu dân ý sắp diễn ra tại Scotland.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy trong phát biểu sáng 17/9 cho rằng cuộc trưng cầu ý dân ở Scotland như "một quả ngư lôi nhắm vào Liên minh châu Âu (EU) - tổ chức được lập ra để liên kết chứ không phải để chia tách các nước".
Trả lời tổ hợp truyền thông Anh BBC, cựu Thủ tướng Italy Enrico Letta nói rằng một kết quả "Có" với nền độc lập tại Scotland sẽ cổ vũ cho những người muốn nước Anh rời khỏi EU (trong cuộc trưng cầu ý dân dự định năm 2017) và vì Anh là một trong những trụ cột của thị trường chung châu Âu và có vai trò hết sức quan trọng trong châu lục, nên hệ quả có thể là khởi đầu của một sự suy yếu thực sự của EU.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton bày tỏ hy vọng rằng Scotland vẫn tiếp tục là một phần của Liên hiệp Anh để gửi đi một "thông điệp mạnh mẽ" về sự thống nhất đối với phần còn lại của thế giới./.
Cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown phát biểu trong cuộc vận động bỏ phiếu ngày 17/9 tại Glasgow. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Trong ngày cuối cùng trước khi diễn ra cuộc trưng cầu ý dân, lãnh đạo của cả hai phe nói "Có" và "Không" với độc lập đều tận dụng thời gian để thuyết phục cử tri ủng hộ mục tiêu của mình.
Cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown, cùng phụ trách phe "Cùng nhau tốt hơn," khẳng định rằng các chính sách của đảng Dân tộc Scotland (SNP) chủ trương muốn Scotland độc lập sẽ đưa xứ này sa vào chiếc bẫy kinh tế mà từ đó "có thể họ sẽ không bao giờ thoát ra được."
Ngoài ra còn phải kể đến chiến dịch "chốt" mang tên "Yêu Scotland, bỏ phiếu Không" diễn ra tại thành phố Glasgow ngày 17/9, trong đó tập trung nhấn vào thông điệp bỏ phiếu "Không" sẽ dẫn tới những thay đổi tốt hơn và an toàn hơn cho người dân Scotland, đồng thời công kích chiến lược tách ra độc lập của SNP sẽ đe dọa công ăn việc làm, hệ thống hưu trí và chăm sóc y tế của người dân Scotland.
Trong khi đó, Thủ hiến Scotland Alex Salmond, lãnh đạo SNP, ra lời kêu gọi cử tri Scotland nắm lấy vận mệnh của chính mình và không bị lung lạc bởi những câu chuyện gây hoang mang từ Chính phủ Anh đưa ra mỗi ngày.
Một số nhà lãnh đạo cũng như cựu lãnh đạo trên thế giới đã lên tiếng về cuộc trưng cầu dân ý sắp diễn ra tại Scotland.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy trong phát biểu sáng 17/9 cho rằng cuộc trưng cầu ý dân ở Scotland như "một quả ngư lôi nhắm vào Liên minh châu Âu (EU) - tổ chức được lập ra để liên kết chứ không phải để chia tách các nước".
Trả lời tổ hợp truyền thông Anh BBC, cựu Thủ tướng Italy Enrico Letta nói rằng một kết quả "Có" với nền độc lập tại Scotland sẽ cổ vũ cho những người muốn nước Anh rời khỏi EU (trong cuộc trưng cầu ý dân dự định năm 2017) và vì Anh là một trong những trụ cột của thị trường chung châu Âu và có vai trò hết sức quan trọng trong châu lục, nên hệ quả có thể là khởi đầu của một sự suy yếu thực sự của EU.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton bày tỏ hy vọng rằng Scotland vẫn tiếp tục là một phần của Liên hiệp Anh để gửi đi một "thông điệp mạnh mẽ" về sự thống nhất đối với phần còn lại của thế giới./.
(TTXVN/VIETNAM+)