Nga sẽ tăng cường hợp tác với các nước thành viên còn lại của nhóm BRICS là Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi trong bối cảnh phải đối mặt với các lệnh trừng phạt kinh tế của các nước phương Tây.
Nga sẽ tăng cường hợp tác với các nước thành viên còn lại của nhóm BRICS là Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi trong bối cảnh phải đối mặt với các lệnh trừng phạt kinh tế của các nước phương Tây.
Đây là tuyên bố của Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich khi tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới mùa Hè được tổ chức ở thành phố Thiên Tân (Trung Quốc).
Theo ông Dvorkovich, các biện pháp trừng phạt của phương Tây không chỉ gây thiệt hại cho nền kinh tế Nga mà cả kinh tế châu Âu, do vậy Nga sẽ tăng cường hợp tác với bất kỳ quốc gia nào khác, trước hết là với các nước BRICS, nếu quốc gia đó không áp dụng biện pháp trừng phạt vô nghĩa chống lại Nga.
Cũng theo Phó Thủ tướng Nga, các biện pháp trừng phạt sẽ kéo theo những thách thức mới, vì vậy Nga cần những đối tác đáng tin cậy mới để có thể tiếp tục giữ mức độ tăng trưởng kinh tế bền vững, cũng như để ngăn chặn những cuộc xung đột đang diễn ra ở biên giới của Nga.
Ông Dvorkovich lưu ý rằng những thị trường mới nổi trong thời gian gần đây đã trải qua nhiều thay đổi đáng kể. Giờ đây, tăng trưởng kinh tế của những nước này không chỉ phụ thuộc vào việc hợp tác với các nước phát triển mà cả vào sự hợp tác với nhau.
Cùng trong bối cảnh cùng bị phương Tây trừng phạt, Nga và Iran đang tăng cường hợp tác kinh tế nhằm thiết lập một quan hệ đối tác chiến lược mới đối đầu với phương Tây. Moskva và Tehran vừa ký tắt một loạt thỏa thuận nhằm mục tiêu trong vòng 2 năm tăng gấp 10 lần kim ngạch thương mại giữa 2 nước, hiện ở mức khoảng 1,5 tỷ USD (1,2 tỷ euro).
Theo Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak, tổng trị giá của các dự án hợp tác lên tới 70 tỷ euro.
Về phần mình, sau cuộc họp lần thứ 11 liên chính phủ giữa Nga và Iran ngày 9/9, Bộ trưởng dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh cho biết hai nước có ý định sử dụng đồng nội tệ của mình trong các thanh toán thương mại.
Các văn kiện hợp tác được ký tại ủy ban cùng ngày bao gồm đơn giản hóa việc cấp thị thực, các vấn đề bảo hiểm, tạo điều kiện thuận lợi cho cung cấp hàng hóa có hạn bảo quản ngắn sang Nga, hợp tác khoa học-kỹ thuật.
Trong ngày 11/9, đại diện của 28 nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) sẽ họp lần thứ tư về vấn đề thông qua gói biện pháp trừng phạt mới chống Nga liên quan đến khủng hoảng ở Ukraine.
Giới chức ngoại giao EU cho hay trong khi Đức hối thúc áp đặt các lệnh trừng phạt thì một số nước EU khác muốn trì hoãn bởi lệnh ngừng bắn ở Ukraine đang được tuân thủ. Tuy nhiên, các nguồn tin khẳng định chủ trương chung vẫn là thực thi các biện pháp trừng phạt và điều này sẽ được công bố vào ngày 12/9 tới./.
Ảnh minh họa. (Nguồn: RIA Novosti) |
Theo ông Dvorkovich, các biện pháp trừng phạt của phương Tây không chỉ gây thiệt hại cho nền kinh tế Nga mà cả kinh tế châu Âu, do vậy Nga sẽ tăng cường hợp tác với bất kỳ quốc gia nào khác, trước hết là với các nước BRICS, nếu quốc gia đó không áp dụng biện pháp trừng phạt vô nghĩa chống lại Nga.
Cũng theo Phó Thủ tướng Nga, các biện pháp trừng phạt sẽ kéo theo những thách thức mới, vì vậy Nga cần những đối tác đáng tin cậy mới để có thể tiếp tục giữ mức độ tăng trưởng kinh tế bền vững, cũng như để ngăn chặn những cuộc xung đột đang diễn ra ở biên giới của Nga.
Ông Dvorkovich lưu ý rằng những thị trường mới nổi trong thời gian gần đây đã trải qua nhiều thay đổi đáng kể. Giờ đây, tăng trưởng kinh tế của những nước này không chỉ phụ thuộc vào việc hợp tác với các nước phát triển mà cả vào sự hợp tác với nhau.
Cùng trong bối cảnh cùng bị phương Tây trừng phạt, Nga và Iran đang tăng cường hợp tác kinh tế nhằm thiết lập một quan hệ đối tác chiến lược mới đối đầu với phương Tây. Moskva và Tehran vừa ký tắt một loạt thỏa thuận nhằm mục tiêu trong vòng 2 năm tăng gấp 10 lần kim ngạch thương mại giữa 2 nước, hiện ở mức khoảng 1,5 tỷ USD (1,2 tỷ euro).
Theo Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak, tổng trị giá của các dự án hợp tác lên tới 70 tỷ euro.
Về phần mình, sau cuộc họp lần thứ 11 liên chính phủ giữa Nga và Iran ngày 9/9, Bộ trưởng dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh cho biết hai nước có ý định sử dụng đồng nội tệ của mình trong các thanh toán thương mại.
Các văn kiện hợp tác được ký tại ủy ban cùng ngày bao gồm đơn giản hóa việc cấp thị thực, các vấn đề bảo hiểm, tạo điều kiện thuận lợi cho cung cấp hàng hóa có hạn bảo quản ngắn sang Nga, hợp tác khoa học-kỹ thuật.
Trong ngày 11/9, đại diện của 28 nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) sẽ họp lần thứ tư về vấn đề thông qua gói biện pháp trừng phạt mới chống Nga liên quan đến khủng hoảng ở Ukraine.
Giới chức ngoại giao EU cho hay trong khi Đức hối thúc áp đặt các lệnh trừng phạt thì một số nước EU khác muốn trì hoãn bởi lệnh ngừng bắn ở Ukraine đang được tuân thủ. Tuy nhiên, các nguồn tin khẳng định chủ trương chung vẫn là thực thi các biện pháp trừng phạt và điều này sẽ được công bố vào ngày 12/9 tới./.
(TTXVN/VIETNAM+)