Ngày 23/9, các lãnh đạo Ukraine đã tìm cách trấn an các thị trường tài chính bằng cách cam kết hỗ trợ đồng nội tệ hryvnia vốn đã xuống đến mức thấp kỷ lục so với các đồng tiền khác do ảnh hưởng của cuộc xung đột quân sự ở miền Đông.
Ngày 23/9, các lãnh đạo Ukraine đã tìm cách trấn an các thị trường tài chính bằng cách cam kết hỗ trợ đồng nội tệ hryvnia vốn đã xuống đến mức thấp kỷ lục so với các đồng tiền khác do ảnh hưởng của cuộc xung đột quân sự ở miền Đông.
Tổng thống Petro Poroshenko đã triệu tập cuộc họp với các thành viên chủ chốt trong nội các, Thống đốc Ngân hàng trung ương và lãnh đạo một số ngân hàng lớn để tìm cách ổn định lại tình hình.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh đồng hryvnia đã mất giá hơn 40% trong năm nay bất chấp sự can thiệp của Ngân hàng trung ương Ukraine.
Trong phiên giao dịch ngày 23/9, Ngân hàng trung ương Ukraine đã ấn định tỷ giá 13,53 hryvnia đổi được 1 USD, song thị trường liên ngân hàng vẫn giao dịch ở mức thấp khoảng 14,9 hryvnia.
Tương tự như vậy, tỷ giá với đồng euro được ấn định là 17,3 hryvnia nhưng vẫn được giao dịch trên thị trường liên ngân hàng ở mức 19,25 hryvnia.
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk cho rằng tâm lý hoảng hoạn và nạn đầu cơ ngoại tệ là nguyên nhân gây ra sự mất giá nhanh chóng của đồng nội tệ của Ukraine.
Đồng hryvnia đã trượt giá thảm hại kể từ khi xảy ra xung đột quân sự ở miền Đông Ukraine giữa các lực lượng của chính phủ với lực lượng đòi độc lập ở miền Đông, làm gia tăng sức ép đối với nền kinh tế vốn đã suy thoái trầm trọng của Ukraine.
Ukraine đã phải cầu cứu gói cứu trợ 27 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Liên minh châu Âu (EU), song Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu gần đây dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ukraine sẽ giảm 9% trong năm nay.
Bộ trưởng Tài chính Ukraine Oleksandr Shlapak cảnh báo nếu đồng hryvnia tiếp tục giảm tới mức dưới 15 hryvina đổi được 1 USD thì điều này sẽ dẫn tới làn sóng rút tiền gửi trong ngân hàng và đe dọa toàn bộ hệ thống tài chính của Ukraine.
Ông Shlapak kêu gọi chính phủ sử dụng các công cụ tài chính cần thiết để đưa đồng hryvnia trở về mức giá 13 hryvnia đổi được 1 USD.
Hôm 22/9 vừa qua, Ngân hàng trung ương Ukraine đã công bố một loạt biện pháp siết chặt kiểm soát vốn và tỷ giá hối đoái, bao gồm hạn chế mua ngoại tệ ở mức 3.000 hryvnia/ngày và hạn chế chi trả vốn đầu tư nước ngoài bằng ngoại tệ./.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: kyivpost.com) |
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh đồng hryvnia đã mất giá hơn 40% trong năm nay bất chấp sự can thiệp của Ngân hàng trung ương Ukraine.
Trong phiên giao dịch ngày 23/9, Ngân hàng trung ương Ukraine đã ấn định tỷ giá 13,53 hryvnia đổi được 1 USD, song thị trường liên ngân hàng vẫn giao dịch ở mức thấp khoảng 14,9 hryvnia.
Tương tự như vậy, tỷ giá với đồng euro được ấn định là 17,3 hryvnia nhưng vẫn được giao dịch trên thị trường liên ngân hàng ở mức 19,25 hryvnia.
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk cho rằng tâm lý hoảng hoạn và nạn đầu cơ ngoại tệ là nguyên nhân gây ra sự mất giá nhanh chóng của đồng nội tệ của Ukraine.
Đồng hryvnia đã trượt giá thảm hại kể từ khi xảy ra xung đột quân sự ở miền Đông Ukraine giữa các lực lượng của chính phủ với lực lượng đòi độc lập ở miền Đông, làm gia tăng sức ép đối với nền kinh tế vốn đã suy thoái trầm trọng của Ukraine.
Ukraine đã phải cầu cứu gói cứu trợ 27 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Liên minh châu Âu (EU), song Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu gần đây dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ukraine sẽ giảm 9% trong năm nay.
Bộ trưởng Tài chính Ukraine Oleksandr Shlapak cảnh báo nếu đồng hryvnia tiếp tục giảm tới mức dưới 15 hryvina đổi được 1 USD thì điều này sẽ dẫn tới làn sóng rút tiền gửi trong ngân hàng và đe dọa toàn bộ hệ thống tài chính của Ukraine.
Ông Shlapak kêu gọi chính phủ sử dụng các công cụ tài chính cần thiết để đưa đồng hryvnia trở về mức giá 13 hryvnia đổi được 1 USD.
Hôm 22/9 vừa qua, Ngân hàng trung ương Ukraine đã công bố một loạt biện pháp siết chặt kiểm soát vốn và tỷ giá hối đoái, bao gồm hạn chế mua ngoại tệ ở mức 3.000 hryvnia/ngày và hạn chế chi trả vốn đầu tư nước ngoài bằng ngoại tệ./.
(TTXVN/VIETNAM+)