Theo TASS, đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin ngày 7/9 nhận định rằng chính sách của Mỹ hòng thay đổi thể chế ở các nước trên thế giới đã hủy hoại an ninh toàn cầu cũng như làm dấy lên những quan ngại nghiêm trọng về tính ổn định của cơ chế điều phối quốc tế.
Theo TASS, đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin ngày 7/9 nhận định rằng chính sách của Mỹ hòng thay đổi thể chế ở các nước trên thế giới đã hủy hoại an ninh toàn cầu cũng như làm dấy lên những quan ngại nghiêm trọng về tính ổn định của cơ chế điều phối quốc tế.
Phát biểu trong chương trình thời sự Vesti Nedeli của Kênh truyền hình Russia 1, ông Churkin đã hướng sự chú ý tới tình hình Trung Đông và châu Phi, đồng thời nhấn mạnh rằng tình trạng hỗn loạn ở đó đã đi quá xa.
Ông nói: "Libya đang trong tình trạng sụp đổ. Và Libya đã gây ra hệ lụy tương tự ở Mali. Cộng hòa Trung Phi cũng đã tự sụp đổ. Nam Sudan giành được độc lập nhờ sự hậu thuẫn của Mỹ, song hóa ra các lực lượng chính trị trong nước này hoàn toàn không có thiện chí hợp tác với nhau, như vậy trên thực tế, nước này vẫn đang rơi vào tình trạng nội chiến. Đỉnh điểm hiện nay là vấn đề nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đó là một thách thức chưa từng thấy".
Đề cập tới tình hình bất ổn ở Iraq, ông Churkin nhận định: "Người Mỹ đã rút đi khi chưa hoàn thành công việc".
Theo ông Churkin, những ví dụ trên chỉ minh chứng cho lập luận mà Nga từng không ngừng cảnh báo trước đó rằng "Mưu đồ sắp đặt địa chính trị xấu xa như vậy (của Mỹ), hòng thay đổi các thể chế mà không cân nhắc tới hậu quả tiềm tàng đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhất".
Ông cũng nói thêm: "Nhiều thành viên Liên hợp quốc bày tỏ quan ngại rằng cơ chế điều phối quốc tế mà chúng ta áp dụng 20 năm qua và dựa trên nguyên tắc các thành viên chủ chốt phải hợp tác với nhau để giải quyết những vấn đề nan giải quốc tế hiện đang bị vận dụng sai"./.
Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin. (Nguồn: AFP) |
Ông nói: "Libya đang trong tình trạng sụp đổ. Và Libya đã gây ra hệ lụy tương tự ở Mali. Cộng hòa Trung Phi cũng đã tự sụp đổ. Nam Sudan giành được độc lập nhờ sự hậu thuẫn của Mỹ, song hóa ra các lực lượng chính trị trong nước này hoàn toàn không có thiện chí hợp tác với nhau, như vậy trên thực tế, nước này vẫn đang rơi vào tình trạng nội chiến. Đỉnh điểm hiện nay là vấn đề nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đó là một thách thức chưa từng thấy".
Đề cập tới tình hình bất ổn ở Iraq, ông Churkin nhận định: "Người Mỹ đã rút đi khi chưa hoàn thành công việc".
Theo ông Churkin, những ví dụ trên chỉ minh chứng cho lập luận mà Nga từng không ngừng cảnh báo trước đó rằng "Mưu đồ sắp đặt địa chính trị xấu xa như vậy (của Mỹ), hòng thay đổi các thể chế mà không cân nhắc tới hậu quả tiềm tàng đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhất".
Ông cũng nói thêm: "Nhiều thành viên Liên hợp quốc bày tỏ quan ngại rằng cơ chế điều phối quốc tế mà chúng ta áp dụng 20 năm qua và dựa trên nguyên tắc các thành viên chủ chốt phải hợp tác với nhau để giải quyết những vấn đề nan giải quốc tế hiện đang bị vận dụng sai"./.
(VIETNAM+)