Thủ tướng sắp mãn nhiệm của Iraq Nuri al-Maliki ngày 11/8 tuyên bố phản đối việc Phó Chủ tịch Quốc hội Haidar al-Abadi được chỉ định đứng ra thành lập chính phủ mới.
Thủ tướng sắp mãn nhiệm của Iraq Nuri al-Maliki ngày 11/8 tuyên bố phản đối việc Phó Chủ tịch Quốc hội Haidar al-Abadi được chỉ định đứng ra thành lập chính phủ mới.
Ông cho rằng đây là một hành động vi phạm Hiến pháp, đồng thời cáo buộc Mỹ "can dự và ủng hộ hành động này".
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tổng thống Fuad Masum cùng ngày chỉ định ông Abadi làm người kế nhiệm Thủ tướng Maliki. Bản thân ông Abadi là một thành viên trong đảng của Thủ tướng al-Maliki, thuộc khối đảng của người Shiite chiếm đa số trong Quốc hội mới được bầu hồi tháng Tư vừa qua.
[links(left)]Trước đó, các nghị sỹ người Shiite thuộc Liên minh Dân tộc Iraq (INA), trong đó có Liên minh Nhà nước pháp quyền (SOL) của ông al-Maliki, đã gửi một bức thư có chữ ký của 127/170 thành viên lên Tổng thống Masum đề nghị bổ nhiệm ông Abadi thay thế ông Maliki.
Tuy nhiên, trong một tuyên bố trên kênh truyền hình Iraqiya, Thủ tướng Maliki cho rằng quyết định bổ nhiệm trên "là hành động vi hiến nghiêm trọng," đồng thời cho biết sẽ trình bày rõ những "lỗi" đã phạm phải trong quá trình bổ nhiệm thủ tướng mới.
Cùng ngày, ông Khalaf Abdul Samad, một thành viên đảng Dawa, tuyên bố "ông Abadi không đại diện cho Liên minh SOL," đồng thời cho biết vẫn bảo lưu quyền khiếu kiện "hành động vi hiến này."
Trước đó, ông Maliki đã dọa kiện Tổng thống Masum vi phạm Hiến pháp vì bỏ lỡ hạn chót 15 ngày phải đề nghị khối chính trị lớn nhất trong Quốc hội chỉ định thủ tướng.
Việc ông Abadi được chỉ định đứng ra thành lập chính phủ đã nhận được sự ủng hộ của Liên hợp quốc và Mỹ. Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 11/8 hoan nghênh đây là "một bước tiến hướng tới việc thành lập chính phủ ở Iraq" và kêu gọi tất cả các lãnh đạo chính trị kiềm chế.
Tổng Thư ký cũng bày tỏ hy vọng ông Abadi sẽ thành lập một chính phủ có sự tham gia rộng rãi của mọi thành phần, được tất cả chấp nhận và phù hợp hiến pháp.
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Barack Obama hoan nghênh việc bổ nhiệm ban lãnh đạo mới ở Iraq là "bước tiến đầy hứa hẹn về phía trước."
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Masum và ông Abadi để bày tỏ sự ủng hộ của Mỹ.
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng cho rằng việc thành lập chính phủ đóng vai trò tối quan trọng đối với sự ổng định ở Iraq và hối thúc Thủ tướng Maliki không làm leo thang căng thẳng chính trị./.
Ông cho rằng đây là một hành động vi phạm Hiến pháp, đồng thời cáo buộc Mỹ "can dự và ủng hộ hành động này".
Nghị sỹ Iraq Haidar al-Abadi tại Baghdad ngày 22/11/2009. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
[links(left)]Trước đó, các nghị sỹ người Shiite thuộc Liên minh Dân tộc Iraq (INA), trong đó có Liên minh Nhà nước pháp quyền (SOL) của ông al-Maliki, đã gửi một bức thư có chữ ký của 127/170 thành viên lên Tổng thống Masum đề nghị bổ nhiệm ông Abadi thay thế ông Maliki.
Tuy nhiên, trong một tuyên bố trên kênh truyền hình Iraqiya, Thủ tướng Maliki cho rằng quyết định bổ nhiệm trên "là hành động vi hiến nghiêm trọng," đồng thời cho biết sẽ trình bày rõ những "lỗi" đã phạm phải trong quá trình bổ nhiệm thủ tướng mới.
Cùng ngày, ông Khalaf Abdul Samad, một thành viên đảng Dawa, tuyên bố "ông Abadi không đại diện cho Liên minh SOL," đồng thời cho biết vẫn bảo lưu quyền khiếu kiện "hành động vi hiến này."
Trước đó, ông Maliki đã dọa kiện Tổng thống Masum vi phạm Hiến pháp vì bỏ lỡ hạn chót 15 ngày phải đề nghị khối chính trị lớn nhất trong Quốc hội chỉ định thủ tướng.
Việc ông Abadi được chỉ định đứng ra thành lập chính phủ đã nhận được sự ủng hộ của Liên hợp quốc và Mỹ. Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 11/8 hoan nghênh đây là "một bước tiến hướng tới việc thành lập chính phủ ở Iraq" và kêu gọi tất cả các lãnh đạo chính trị kiềm chế.
Tổng Thư ký cũng bày tỏ hy vọng ông Abadi sẽ thành lập một chính phủ có sự tham gia rộng rãi của mọi thành phần, được tất cả chấp nhận và phù hợp hiến pháp.
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Barack Obama hoan nghênh việc bổ nhiệm ban lãnh đạo mới ở Iraq là "bước tiến đầy hứa hẹn về phía trước."
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Masum và ông Abadi để bày tỏ sự ủng hộ của Mỹ.
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng cho rằng việc thành lập chính phủ đóng vai trò tối quan trọng đối với sự ổng định ở Iraq và hối thúc Thủ tướng Maliki không làm leo thang căng thẳng chính trị./.
(TTXVN/VIETNAM+)