Người phát ngôn của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 19/8 cho biết Moskva đang tiếp tục chuẩn bị cho khả năng đưa ra các biện pháp trả đũa bổ sung phòng trường hợp các nước Phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt mới.
[links()]Người phát ngôn của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 19/8 cho biết Moskva đang tiếp tục chuẩn bị cho khả năng đưa ra các biện pháp trả đũa bổ sung phòng trường hợp các nước Phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt mới.
Ông Peskov nói: "Nhiều sự lựa chọn đang được đưa ra. Chúng tôi một lần nữa khẳng định Nga không tán thành các biện pháp trừng phạt và cũng không phải là bên khởi xướng trừng phạt. Tuy nhiên, trong vấn đề này, các đối tác của chúng tôi tiếp tục có những hành động không mang tính xây dựng, thậm chí còn phá hoại, do đó các biện pháp bổ sung đang được xây dựng."
Người phát ngôn này còn cho biết quy mô các biện pháp trừng phạt bổ sung của Nga sẽ phụ thuộc vào các hình thức mà Phương Tây có thể thông qua trong tương lai.
Trong khi đó, Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Nikolai Fyodorov cùng ngày cho biết Nga cũng đã xác định được danh sách các nước nhập khẩu thực phẩm thay thế cho sản phẩm của các nước châu Âu và Mỹ, thuộc diện trừng phạt theo sắc lệnh được Tổng thống Vladimir Putin ký ngày 6/8 vừa qua. Theo đó, nguồn cung rau quả tiềm năng vào Nga sẽ từ Azerbaijan, Uzbekistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Iran, Maroc và Ai Cập.
Bộ trưởng Fyodorov cho biết thêm thị trường các nước Mỹ Latinh (Chile, Argentina, Paraguay, Ecuador, Peru) cũng đang "gõ cửa" và sẵn sàng tăng lượng thực phẩm xuất khẩu. Ngoài ra còn có các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Serbia.
Đề cập tới vấn đề ngừng nhập khẩu cá của Na Uy, ông Nikolai Fyodorov khẳng định nguồn cung này sẽ được các nhà sản xuất nội địa của Nga thế chỗ.
Liên quan đến lệnh cấm nhập khẩu của Nga, các quốc gia bị ảnh hưởng mạnh nhất là Ba Lan, Latvia, Cộng hòa Séc, Hà Lan, Bỉ với ước tính thiệt hại trên 5 tỷ euro còn thiệt hại của toàn Liên minh châu Âu (EU) vào khoảng trên 12 tỷ euro.
Phát ngôn viên của Ủy ban Nông nghiệp EU Roger Waite cảnh báo nguy cơ một cuộc khủng hoảng mới tại EU do các sản phẩm rau củ, trái cây như cà rốt, cà chua, bắp cải, nấm, táo, lê, nho đang rơi vào tình trạng bi đát không có thị trường tiêu thụ và tụt giá.
Theo Chủ tịch vùng Flamand (Bỉ) Geert Bourgeois, cuộc khủng hoảng thừa trái cây tại Bỉ đẩy nông dân vào một hoàn cảnh hết sức khó khăn. Bỉ đang trong mùa thu hoạch trái cây trong đó có trên 50% lê xuất khẩu sang Nga. Khả năng tiêu thụ số hoa quả này có nguy cơ sẽ rơi vào ngõ cụt.
Còn theo ước tính của Văn phòng Thống kê trung ương Hà Lan, nước này sẽ mất ít nhất 300 triệu euro khi không được xuất khẩu nông sản sang Nga.
Trước những ảnh hưởng không nhỏ tới các nhà sản xuất nông sản và thực phẩm châu Âu, một số quốc gia EU đã yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) phải có các chính sách hỗ trợ nông dân bởi lệnh cấm vận của Nga. Tuần qua, ngoài chương trình hỗ trợ ngắn hạn 125 triệu euro, EC đã quyết định thực hiện một số giải pháp khẩn cấp giải ngân quỹ dự phòng 420 triệu euro mỗi năm để hỗ trợ các nhà sản xuất nông sản EU.
Ngoài ra, cũng bắt đầu xuất hiện những kêu gọi EU bãi bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga. Ngày 19/8, nghị sỹ Nghị viện châu Âu từ Latvia Andrey Mamykin đã gửi thư chính thức cho EC đề nghị rút các biện pháp trừng phạt để tránh gây thiệt hại cho người dân.
Theo đánh giá của Bộ trưởng Kinh tế Latvia, trong trường hợp EU và Nga tiếp tục các biện pháp trừng phạt lẫn nhau, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nước này sẽ giảm 10%, đồng nghĩa với nguy cơ khủng hoảng kinh tế và xã hội sâu sắc./.
Ba Lan vận động người dân tiêu thụ táo do mặt hàng này bị Nga cấm nhập khẩu (Nguồn AP) |
Người phát ngôn này còn cho biết quy mô các biện pháp trừng phạt bổ sung của Nga sẽ phụ thuộc vào các hình thức mà Phương Tây có thể thông qua trong tương lai.
Trong khi đó, Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Nikolai Fyodorov cùng ngày cho biết Nga cũng đã xác định được danh sách các nước nhập khẩu thực phẩm thay thế cho sản phẩm của các nước châu Âu và Mỹ, thuộc diện trừng phạt theo sắc lệnh được Tổng thống Vladimir Putin ký ngày 6/8 vừa qua. Theo đó, nguồn cung rau quả tiềm năng vào Nga sẽ từ Azerbaijan, Uzbekistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Iran, Maroc và Ai Cập.
Bộ trưởng Fyodorov cho biết thêm thị trường các nước Mỹ Latinh (Chile, Argentina, Paraguay, Ecuador, Peru) cũng đang "gõ cửa" và sẵn sàng tăng lượng thực phẩm xuất khẩu. Ngoài ra còn có các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Serbia.
Đề cập tới vấn đề ngừng nhập khẩu cá của Na Uy, ông Nikolai Fyodorov khẳng định nguồn cung này sẽ được các nhà sản xuất nội địa của Nga thế chỗ.
Liên quan đến lệnh cấm nhập khẩu của Nga, các quốc gia bị ảnh hưởng mạnh nhất là Ba Lan, Latvia, Cộng hòa Séc, Hà Lan, Bỉ với ước tính thiệt hại trên 5 tỷ euro còn thiệt hại của toàn Liên minh châu Âu (EU) vào khoảng trên 12 tỷ euro.
Phát ngôn viên của Ủy ban Nông nghiệp EU Roger Waite cảnh báo nguy cơ một cuộc khủng hoảng mới tại EU do các sản phẩm rau củ, trái cây như cà rốt, cà chua, bắp cải, nấm, táo, lê, nho đang rơi vào tình trạng bi đát không có thị trường tiêu thụ và tụt giá.
Theo Chủ tịch vùng Flamand (Bỉ) Geert Bourgeois, cuộc khủng hoảng thừa trái cây tại Bỉ đẩy nông dân vào một hoàn cảnh hết sức khó khăn. Bỉ đang trong mùa thu hoạch trái cây trong đó có trên 50% lê xuất khẩu sang Nga. Khả năng tiêu thụ số hoa quả này có nguy cơ sẽ rơi vào ngõ cụt.
Còn theo ước tính của Văn phòng Thống kê trung ương Hà Lan, nước này sẽ mất ít nhất 300 triệu euro khi không được xuất khẩu nông sản sang Nga.
Trước những ảnh hưởng không nhỏ tới các nhà sản xuất nông sản và thực phẩm châu Âu, một số quốc gia EU đã yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) phải có các chính sách hỗ trợ nông dân bởi lệnh cấm vận của Nga. Tuần qua, ngoài chương trình hỗ trợ ngắn hạn 125 triệu euro, EC đã quyết định thực hiện một số giải pháp khẩn cấp giải ngân quỹ dự phòng 420 triệu euro mỗi năm để hỗ trợ các nhà sản xuất nông sản EU.
Ngoài ra, cũng bắt đầu xuất hiện những kêu gọi EU bãi bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga. Ngày 19/8, nghị sỹ Nghị viện châu Âu từ Latvia Andrey Mamykin đã gửi thư chính thức cho EC đề nghị rút các biện pháp trừng phạt để tránh gây thiệt hại cho người dân.
Theo đánh giá của Bộ trưởng Kinh tế Latvia, trong trường hợp EU và Nga tiếp tục các biện pháp trừng phạt lẫn nhau, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nước này sẽ giảm 10%, đồng nghĩa với nguy cơ khủng hoảng kinh tế và xã hội sâu sắc./.
(TTXVN/VIETNAM+)