Ngày 19/8, một loạt các hoạt động văn hóa đã diễn ra tại thủ đô Rome, nhân dịp kỷ niệm tròn hai thiên niên kỷ ngày mất của Augustus, Hoàng đế đầu tiên của La Mã, người đã lập ra đế chế La Mã vào năm 27 trước Công nguyên và trị vì cho đến năm 14 sau Công nguyên.
Ngày 19/8, một loạt các hoạt động văn hóa đã diễn ra tại thủ đô Rome, nhân dịp kỷ niệm tròn hai thiên niên kỷ ngày mất của Augustus, Hoàng đế đầu tiên của La Mã, người đã lập ra đế chế La Mã vào năm 27 trước Công nguyên và trị vì cho đến năm 14 sau Công nguyên.
Ara Pacis, một trong những di tích cổ lớn nhất từ thời La Mã gắn liền với Augustus, đã được mở cửa đến đêm để đón khách tham quan, trong khi lăng của Hoàng đế, nằm ở trung tâm Rome, cũng được tu sửa lại và mở cửa đúng ngày kỷ niệm của ông.
Ara Pacis, theo tiếng Latinh là Đài tưởng niệm nền hòa bình của Augustus, được Viện nguyên lão La Mã cho xây dựng vào năm 13 trước Công nguyên để thờ Nữ thần hòa bình nhân dịp Hoàng đế Augustus trở về sau các chiến dịch bình định ở Pháp và Tây Ban Nha.
Trong ngày tưởng nhớ ông, thành phố cho mở cửa Ara Pacis đến nửa đêm cho những người yêu Rome và thích nghiên cứu về lịch sử La Mã đến viếng thăm. Được bảo vệ bằng một mái che bằng kính do kiến trúc sư Richard Meier thiết kế, Ara Pacis vẫn còn hầu như nguyên vẹn, với những nét chạm khắc tinh xảo và được coi là một kho sử sống động về Augustus cũng như La Mã.
Ara Pacis được nối liền với bảo tàng cùng tên, nơi đang diễn ra triển lãm mang tên "Nghệ thuật điều binh khiển tướng," với 12 khu vực lớn nhằm làm sáng tỏ việc rất nhiều những nhà quân sự lỗi lạc của thế giới, từ Charlemagne, Frederick II hay Napoleon đã học hỏi và tái tạo khả năng cầm quân mang tính huyền thoại của Augustus trong quá khứ. Cho đến nay, Augustus vẫn được coi là một trong số những danh tướng và chính trị gia xuất sắc nhất trong lịch sử nhân loại.
Ngay bên cạnh Ara Pacis là lăng của Augustus. Quần thể lăng được các nhà khảo cổ học coi là một trong những di tích quan trọng nhất liên quan đến một hoàng đế La Mã, là những gì còn lại từ một khu vực được Augustus cho xây dựng vào năm 28 trước Công nguyên, sau khi ông từ Ai Cập chiến thắng trở về. Rất nhiều họ hàng của ngài cũng được chôn cất ở đây.
Những hoạt động tôn vinh Augustus trong ngày 19/8 sẽ được tiếp nối bởi nhiều hoạt động văn hóa và lịch sử trong tháng tới, với triển lãm về Augustus ở đồi Palatine, trung tâm quyền lực của đế chế La Mã, là nơi mà Augustus đã thiết lập vương triều của mình tại đây sau khi lên ngôi.
Một số căn phòng trong khu ở và làm việc của Augustus cách đây hơn 2.000 năm đã được phục chế lại sau nhiều năm làm việc không nghỉ của các chuyên gia. Khu vực này được khai quật vào năm 1973 và được mở lần đầu cho công chúng viếng thăm vào năm 2008, nhưng đến năm nay mới được chính thức phục chế toàn bộ.
Cũng tại khu đồi Palatine, nhà của Livia, người vợ thứ ba của Augustus cũng sẽ mở cửa một cách hạn chế cho công chúng.
Augustus, con nuôi của danh tướng Julius Cesar, là người đã mở ra một thời kỳ tương đối hòa bình, được biết đến như là Pax Augusta, hay là hòa bình của Augustus. Augustus mở rộng lãnh thổ của đế chế La Mã, bảo vệ được biên giới của Đế quốc với nhiều nước chư hầu, và thiết lập hòa bình với đế chế Parthia (nằm trên lãnh thổ Iran ngày nay) thông qua các biện pháp ngoại giao. Ông cũng cải cách lại hệ thống thuế của La Mã, phát triển một mạng lưới đường sá với hệ thống liên lạc chính thức, thiết lập quân đội thường trực, thiết lập lực lượng vệ binh Praetorian, và tạo ra hệ thống bảo an và lính cứu hỏa cho thành Rome.
Khi ông chết vào năm 14, thọ 77 tuổi, Augustus được phong thần bởi Viện Nguyên lão, được thờ phụng bởi dân La Mã. Tên của ông Augustus và của người cha nuôi Caesar được lấy làm đế hiệu của các Hoàng đế sau này, và tháng Tám (August) được chính thức đặt tên theo tên ông./.
Lăng mộ của Augustus. (Nguồn: theguardian.com) |
Ara Pacis, theo tiếng Latinh là Đài tưởng niệm nền hòa bình của Augustus, được Viện nguyên lão La Mã cho xây dựng vào năm 13 trước Công nguyên để thờ Nữ thần hòa bình nhân dịp Hoàng đế Augustus trở về sau các chiến dịch bình định ở Pháp và Tây Ban Nha.
Trong ngày tưởng nhớ ông, thành phố cho mở cửa Ara Pacis đến nửa đêm cho những người yêu Rome và thích nghiên cứu về lịch sử La Mã đến viếng thăm. Được bảo vệ bằng một mái che bằng kính do kiến trúc sư Richard Meier thiết kế, Ara Pacis vẫn còn hầu như nguyên vẹn, với những nét chạm khắc tinh xảo và được coi là một kho sử sống động về Augustus cũng như La Mã.
Ara Pacis được nối liền với bảo tàng cùng tên, nơi đang diễn ra triển lãm mang tên "Nghệ thuật điều binh khiển tướng," với 12 khu vực lớn nhằm làm sáng tỏ việc rất nhiều những nhà quân sự lỗi lạc của thế giới, từ Charlemagne, Frederick II hay Napoleon đã học hỏi và tái tạo khả năng cầm quân mang tính huyền thoại của Augustus trong quá khứ. Cho đến nay, Augustus vẫn được coi là một trong số những danh tướng và chính trị gia xuất sắc nhất trong lịch sử nhân loại.
Ngay bên cạnh Ara Pacis là lăng của Augustus. Quần thể lăng được các nhà khảo cổ học coi là một trong những di tích quan trọng nhất liên quan đến một hoàng đế La Mã, là những gì còn lại từ một khu vực được Augustus cho xây dựng vào năm 28 trước Công nguyên, sau khi ông từ Ai Cập chiến thắng trở về. Rất nhiều họ hàng của ngài cũng được chôn cất ở đây.
Những hoạt động tôn vinh Augustus trong ngày 19/8 sẽ được tiếp nối bởi nhiều hoạt động văn hóa và lịch sử trong tháng tới, với triển lãm về Augustus ở đồi Palatine, trung tâm quyền lực của đế chế La Mã, là nơi mà Augustus đã thiết lập vương triều của mình tại đây sau khi lên ngôi.
Một số căn phòng trong khu ở và làm việc của Augustus cách đây hơn 2.000 năm đã được phục chế lại sau nhiều năm làm việc không nghỉ của các chuyên gia. Khu vực này được khai quật vào năm 1973 và được mở lần đầu cho công chúng viếng thăm vào năm 2008, nhưng đến năm nay mới được chính thức phục chế toàn bộ.
Cũng tại khu đồi Palatine, nhà của Livia, người vợ thứ ba của Augustus cũng sẽ mở cửa một cách hạn chế cho công chúng.
Augustus, con nuôi của danh tướng Julius Cesar, là người đã mở ra một thời kỳ tương đối hòa bình, được biết đến như là Pax Augusta, hay là hòa bình của Augustus. Augustus mở rộng lãnh thổ của đế chế La Mã, bảo vệ được biên giới của Đế quốc với nhiều nước chư hầu, và thiết lập hòa bình với đế chế Parthia (nằm trên lãnh thổ Iran ngày nay) thông qua các biện pháp ngoại giao. Ông cũng cải cách lại hệ thống thuế của La Mã, phát triển một mạng lưới đường sá với hệ thống liên lạc chính thức, thiết lập quân đội thường trực, thiết lập lực lượng vệ binh Praetorian, và tạo ra hệ thống bảo an và lính cứu hỏa cho thành Rome.
Khi ông chết vào năm 14, thọ 77 tuổi, Augustus được phong thần bởi Viện Nguyên lão, được thờ phụng bởi dân La Mã. Tên của ông Augustus và của người cha nuôi Caesar được lấy làm đế hiệu của các Hoàng đế sau này, và tháng Tám (August) được chính thức đặt tên theo tên ông./.
(VIETNAM+)