Phát biểu tại phiên họp toàn thể Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 tại Nay Pyi Taw, Myanmar ngày 11/5, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thiết lập một Cộng đồng Chính trị, An ninh ASEAN để xử lý các mối đe dọa an ninh trong tương lai, cả ở khu vực Đông Nam Á lẫn Đông Á cũng như trên phạm vi toàn cầu.
Phát biểu tại phiên họp toàn thể Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 tại Nay Pyi Taw, Myanmar ngày 11/5, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thiết lập một Cộng đồng Chính trị, An ninh ASEAN để xử lý các mối đe dọa an ninh trong tương lai, cả ở khu vực Đông Nam Á lẫn Đông Á cũng như trên phạm vi toàn cầu.
Tổng thống Yudhoyono nêu rõ Cộng đồng Chính trị, An ninh ASEAN sẽ tăng cường năng lực chung để đối phó với các mối đe dọa an ninh, cho phép ASEAN có được một lập trường, vai trò và vị trí chung để để bảo vệ hòa bình và đối phó với thách thức an ninh và chính trị phù hợp với luật pháp quốc tế mà không cần dùng hành động quân sự.
Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono. (Nguồn: AP) |
Thông qua Cộng đồng Chính trị, An ninh ASEAN các nguy cơ xung đột ở Biển Đông có thể được giải quyết tốt hơn, góp phần tích cực hơn giải quyết các thách thức an ninh khác, chẳng hạn như các cuộc xung đột lãnh thổ ở Đông Á liên quan đến Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Tổng thống Yudhoyono nêu rõ: "Thông qua hợp tác ASEAN, chúng ta có thể thực hiện một khu vực hòa bình và ổn định. Trong 10 năm qua chúng ta đã thúc đẩy ASEAN chuyền đổi trở thành một cộng đồng từ một hiệp hội. Sự chuyển đổi này là một dấu mốc lịch sử, bởi Cộng đồng ASEAN sẽ trở thành một cộng đồng với một tầm nhìn và một bản sắc.”
Trước đó, ngày 10/5 các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã ra tuyên bố chung bày tỏ quan ngại sâu sắc trước các sự việc phức tạp hiện nay ở Biển Đông, các hành động xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế là trái với luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển 1982 của Liên hợp quốc và Tuyên bố DOC, đã làm gia tăng căng thẳng và phương hại hòa bình, ổn định và an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực; yêu cầu các bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển Liên hợp quốc 1982, thực hiện kiềm chế và không được có các hành đông có thể ảnh hướng đến hòa bình và ổn định ở khu vực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực.
Tuyên bố riêng về tình hình hiện nay ở Biển Đông của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần đầu tiên trong 20 năm qua cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; việc thực hiện đầy đủ Tuyên bố DOC, Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông và Tuyên bố chung Cấp cao ASEAN-Trung Quốc kỷ niệm 10 năm DOC nhấn mạnh việc cần phải sớm có Bộ quy tắc COC./.
(VIETNAM+)