Báo Đồng Nai điện tử
En

Báo Mỹ WSJ chỉ rõ sai trái của tướng và quan chức Trung Quốc

09:05, 17/05/2014

Nhật báo "Wall Street Journal" (Mỹ) số ra ngày 16/5 nhận định Trung Quốc đang cố gắng biện minh cho các nỗ lực bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981), vốn đang là trọng tâm của tranh chấp lãnh thổ căng thẳng với Việt Nam, kể cả khi một nhà ngoại giao cao cấp của Trung Quốc đã không ủng hộ những tuyên bố chính thức trước đó rằng giàn khoan nằm hoàn toàn trong lãnh hải nước này.

Nhật báo "Wall Street Journal" (Mỹ) số ra ngày 16/5 nhận định Trung Quốc đang cố gắng biện minh cho các nỗ lực bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981), vốn đang là trọng tâm của tranh chấp lãnh thổ căng thẳng với Việt Nam, kể cả khi một nhà ngoại giao cao cấp của Trung Quốc đã không ủng hộ những tuyên bố chính thức trước đó rằng giàn khoan nằm hoàn toàn trong lãnh hải nước này. 
Tàu Kiểm ngư Việt Nam bị hỏng do tàu Trung Quốc đâm va, bằng chứng tổ cáo hành động hung hãn của Trung Quốc ở Biển Đông. Ảnh: TTXVN
Tàu Kiểm ngư Việt Nam bị hỏng do tàu Trung Quốc đâm va, bằng chứng tổ cáo hành động hung hãn của Trung Quốc ở Biển Đông. Ảnh: TTXVN
Tại cuộc họp báo trong chuyến công du Mỹ, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Phòng Phong Huy (Fang Fenghui) nói rằng giàn khoan nằm hoàn toàn trong lãnh hải của Trung Quốc vì nó "nằm trong khu vực 12 hải lý tính từ một trong số các đảo thuộc quần đảo Tây Sa" (tức quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc cưỡng chiếm từ năm 1974).

Sau cuộc họp báo, các quan chức Mỹ đã phản đối tuyên bố của ông Phòng Phong Huy, và nói rằng giàn khoan nằm cách 17 hải lý so với điểm cực Nam của Hoàng Sa [cũng không quốc gia nào công nhận Hoàng Sa là lãnh thổ của Trung Quốc - PV].

Trong khi đó, tại cuộc họp báo ngày 16/5, một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Ouyang Yujing, Cục trưởng Cục Biên giới và các vấn đề Hải dương Trung Quốc nói rằng giàn khoan nằm cách 17 hải lý tính từ điểm gần nhất của Hoàng Sa, và vì thế là một phần của vùng tiếp giáp lãnh hải của Trung Quốc, chứ không phải lãnh hải, theo luật quốc tế. 

Báo "Wall Street Journal" dẫn Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) cho rằng một quốc gia có các quyền chủ quyền đối với lãnh hải (12 hải lý từ đường cơ sở) nhưng chỉ được phép thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm ngăn ngừa việc vi phạm các luật và quy định về hải quân, thuế khóa, nhập cư, vệ sinh trong vùng tiếp giáp lãnh hải. Tuy nhiên, các nguyên tắc đó không có việc khoan dầu.

Cần nhắc lại, quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm của Việt Nam từ năm 1974 và không quốc gia nào trên thế giới công nhận đây là vùng lãnh thổ của Trung Quốc nên mọi biện minh của nước này liên quan đến quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa đều là trái pháp luật./.

(VIETNAM+)

 

 

Tin xem nhiều