Ngày 24/1, Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã tuyên bố có thể hoãn được cuộc bầu cử ngày 2/2 tới, động thái được nhận định là sẽ làm giảm tình hình căng thẳng đang được những thủ lĩnh biểu tình cố đẩy lên.
Ngày 24/1, Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã tuyên bố có thể hoãn được cuộc bầu cử ngày 2/2 tới, động thái được nhận định là sẽ làm giảm tình hình căng thẳng đang được những thủ lĩnh biểu tình cố đẩy lên.
Cùng với tuyên bố này, các thẩm phán cũng nhất trí rằng Thủ tướng Yingluck Shinawatra và Chủ tịch Ủy ban bầu cử cần phải thảo luận với nhau và đi tới có được một sắc lệnh mới về ngày bầu cử mới.
Ủy ban bầu quốc gia đã đề nghị Tòa án hiến pháp can thiệp với lý do không thể tổ chức được một cuộc bầu cử thành công và an toàn trong tình hình hiện nay.
Chính phủ Thái Lan lại cho rằng họ không thể tự hoãn được cuộc bầu cử bởi không có quy định nào trong hiến pháp cho phép họ làm điều đó. Chính phủ đã quyết định áp dụng luật tình trạng khẩn cấp trước cuộc bầu cử nhằm tăng thêm quyền hạn giải quyết vấn đề biểu tình bởi theo họ, khi tình hình bất ổn được kiểm soát, cuộc bầu cử có thể sẽ diễn ra an toàn.
Tuy nhiên, đại diện Chính phủ Thái Lan cũng nói rằng họ sẵn sàng tuân thủ quyết định hoãn bầu cử của Tòa án hiến pháp. Bộ trưởng Nội vụ Charupong Raungsuwan nói rằng chính quyền chấp nhận kết quả trong phán quyết của tòa án. Trong khi cuộc bầu cử bị hoãn, chính phủ sẽ vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ một cách tốt nhất.
Quyết định hoãn cuộc bầu cử của Tòa án hiến pháp có thể sẽ ảnh hưởng tới các ứng cử viên đang bắt đầu thực hiện chiến dịch vận động tranh cử. Các đảng tham gia cuộc bầu cử, đặc biệt là đảng Vì Thái Lan, dự kiến sẽ tổ chức họp nội bộ để bàn các biện pháp đối phó.
Theo Chủ tịch Ủy ban bầu cử Somchai Srisutthiyakorn, cuộc bầu cử ngày 2/2 có thể phải hoãn ít nhất là ba tháng. Ông này cho rằng phán quyết của Tòa án Hiến pháp là một giải pháp tốt.
Đây là một lối thoát nữa cho chính phủ vì nó có thể tạo ra cơ sở pháp lý để hoãn bầu cử. Hiến pháp Thái Lan quy định rằng một cuộc bầu cử sớm sẽ phải được tổ chức trong vòng 60 kể từ ngày Thủ tướng tuyên bố giải tán quốc hội hôm 9/12/2013.
Hiện nay, Thái Lan vẫn đang chuẩn bị cho cuộc bỏ phiếu sớm vào 26/1 này và chưa rõ liệu phán quyết của Tòa án hiến pháp có tác động tới nó hay không. Ủy ban bầu cử cho biết đã có hơn hai triệu cử tri đi đăng ký bỏ phiếu sớm vào 26/1. Người biểu tình hôm nay đã tổ chức bao vây một khu vực, nơi các nhân viên đang tiến hành chuẩn bị cho cuôc bầu cử.
Tình trạng lộn xộn hiện nay đã khiến Trung tâm gìn giữ hòa bình đã phải tuyên bố cấm xâm phạm 13 văn phòng của cơ quan nhà nước và chính phủ, cùng 25 tuyến phố. Tuyên bố này được giải thích là nhằm ngăn chặn việc người dân tham gia các cuộc biểu tình bất hợp pháp.
Kết quả một cuộc thăm dò gần đây của Trường đại học Bangkok, 80% trong số hơn 1.000 người được hỏi đã trả lời họ sẽ thực hiện quyền bầu cử của mình trong cuộc tổng tuyển cử ngày 2/2 và đa phần trong số này phản đối một cuộc đảo chính quân sự bất chấp khả năng có thể xảy ra bạo lực tại các khu vực biểu tình./.
Cùng với tuyên bố này, các thẩm phán cũng nhất trí rằng Thủ tướng Yingluck Shinawatra và Chủ tịch Ủy ban bầu cử cần phải thảo luận với nhau và đi tới có được một sắc lệnh mới về ngày bầu cử mới.
Người biểu tình phong tỏa một đường phố ở Bangkok, ngày 22/1. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Chính phủ Thái Lan lại cho rằng họ không thể tự hoãn được cuộc bầu cử bởi không có quy định nào trong hiến pháp cho phép họ làm điều đó. Chính phủ đã quyết định áp dụng luật tình trạng khẩn cấp trước cuộc bầu cử nhằm tăng thêm quyền hạn giải quyết vấn đề biểu tình bởi theo họ, khi tình hình bất ổn được kiểm soát, cuộc bầu cử có thể sẽ diễn ra an toàn.
Tuy nhiên, đại diện Chính phủ Thái Lan cũng nói rằng họ sẵn sàng tuân thủ quyết định hoãn bầu cử của Tòa án hiến pháp. Bộ trưởng Nội vụ Charupong Raungsuwan nói rằng chính quyền chấp nhận kết quả trong phán quyết của tòa án. Trong khi cuộc bầu cử bị hoãn, chính phủ sẽ vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ một cách tốt nhất.
Quyết định hoãn cuộc bầu cử của Tòa án hiến pháp có thể sẽ ảnh hưởng tới các ứng cử viên đang bắt đầu thực hiện chiến dịch vận động tranh cử. Các đảng tham gia cuộc bầu cử, đặc biệt là đảng Vì Thái Lan, dự kiến sẽ tổ chức họp nội bộ để bàn các biện pháp đối phó.
Theo Chủ tịch Ủy ban bầu cử Somchai Srisutthiyakorn, cuộc bầu cử ngày 2/2 có thể phải hoãn ít nhất là ba tháng. Ông này cho rằng phán quyết của Tòa án Hiến pháp là một giải pháp tốt.
Đây là một lối thoát nữa cho chính phủ vì nó có thể tạo ra cơ sở pháp lý để hoãn bầu cử. Hiến pháp Thái Lan quy định rằng một cuộc bầu cử sớm sẽ phải được tổ chức trong vòng 60 kể từ ngày Thủ tướng tuyên bố giải tán quốc hội hôm 9/12/2013.
Hiện nay, Thái Lan vẫn đang chuẩn bị cho cuộc bỏ phiếu sớm vào 26/1 này và chưa rõ liệu phán quyết của Tòa án hiến pháp có tác động tới nó hay không. Ủy ban bầu cử cho biết đã có hơn hai triệu cử tri đi đăng ký bỏ phiếu sớm vào 26/1. Người biểu tình hôm nay đã tổ chức bao vây một khu vực, nơi các nhân viên đang tiến hành chuẩn bị cho cuôc bầu cử.
Tình trạng lộn xộn hiện nay đã khiến Trung tâm gìn giữ hòa bình đã phải tuyên bố cấm xâm phạm 13 văn phòng của cơ quan nhà nước và chính phủ, cùng 25 tuyến phố. Tuyên bố này được giải thích là nhằm ngăn chặn việc người dân tham gia các cuộc biểu tình bất hợp pháp.
Kết quả một cuộc thăm dò gần đây của Trường đại học Bangkok, 80% trong số hơn 1.000 người được hỏi đã trả lời họ sẽ thực hiện quyền bầu cử của mình trong cuộc tổng tuyển cử ngày 2/2 và đa phần trong số này phản đối một cuộc đảo chính quân sự bất chấp khả năng có thể xảy ra bạo lực tại các khu vực biểu tình./.
a