Ngày 8-1, Thư ký thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Sihasak Phuangketkaew cho biết các đại sứ quán nước ngoài tại Bangkok đã bày tỏ lo ngại về tình hình chính trị Thái Lan trong bối cảnh Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân (PDRC) đối lập lên kế hoạch "chiếm đóng thủ đô" vào ngày 13-1.
Ngày 8-1, Thư ký thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Sihasak Phuangketkaew cho biết các đại sứ quán nước ngoài tại Bangkok đã bày tỏ lo ngại về tình hình chính trị Thái Lan trong bối cảnh Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân (PDRC) đối lập lên kế hoạch "chiếm đóng thủ đô" vào ngày 13-1.
Phe đối lập ở Thái Lan có kế hoạch tổ chức cuộc biểu tình lớn vào ngày 13/1 tới nhằm làm tê liệt thủ đô Bangkok. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Phát biểu sau buổi họp thông báo vắn tắt tình hình với các nhà ngoại giao nước ngoài, ông Sihasak cho biết các đại sứ quán, đặc biệt là các tòa đại sứ nằm gần các địa điểm phe đối lập dự kiến tụ tập ở Bangkok, lo ngại người biểu tình sẽ phong tỏa giao thông khiến họ không thể cho xe ra vào tòa đại sứ. Đại sứ Pháp đặc biệt lo ngại vì tòa đại sứ Pháp nằm trong khu CAT Telecom Plc trên đại lộ Charoen Krung, nơi đã bị cắt điện trong các cuộc biểu tình trước đó. Đại sứ Đức lo ngại về tin đồn người biểu tình sẽ chiếm giữ các sân bay.
Cảnh sát Thái Lan tuần tra ở Bangkok.jpg |
Theo ông Sihasak, khoảng 20 đại sứ quán nước ngoài ở gần các địa điểm tụ tập biểu tình có thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, ông đảm bảo với các Đại sứ rằng Chính phủ Thái Lan sẽ giải quyết mọi vấn đề một cách hòa bình và phù hợp với các nguyên tắc dân chủ.
Gần 15.000 cảnh sát và binh sĩ được huy động để đối phó với biểu tình Để đối phó với chiến dịch "chiếm đóng Bangkok" của người biểu tình, người phát ngôn Cảnh sát quốc gia Piya Uthayo cho biết 14.880 cảnh sát và binh sĩ sẽ được triển khai ở Bangkok vào tuần tới. Phát biểu trên truyền hình ngày 8-1, ông Piya nêu rõ mục đích huy động lực lượng này là nhằm ngăn chặn xảy ra bạo lực và đụng độ. (Theo AFP) |
Trước đó, ngày 7-1, Tư lệnh Lục quân Prayuth Chan-ocha cho biết về nguyên tắc, chính phủ sẽ chịu trách nhiệm nếu xảy ra bạo lực trong thời gian diễn ra các hoạt động biểu tình chống chính phủ. Ông cũng bác bỏ nhận định cho rằng việc quân đội điều động binh sĩ và vũ khí đến Bangkok trong tuần này là nhằm chuẩn bị cho một cuộc đảo chính. Tư lệnh Lục quân khẳng định lại lập trường không ủng hộ sử dụng bạo lực và đề nghị các bên xung đột nỗ lực tìm giải pháp.
Phe đối lập do cựu Phó Thủ tướng Suthep Thaugsuban dẫn đầu có kế hoạch phong tỏa Bangkok từ ngày 13-1 nhằm "làm tê liệt" thủ đô, ngăn cản các quan chức và nhân viên chính phủ đến công sở, đồng thời cắt điện và nước tại các tòa nhà chính phủ. Mục đích của chiến dịch này là ngăn chặn cuộc tổng tuyển cử dự kiến vào ngày 2-2 tới và lật đổ chính quyền hiện nay. Bản thân ông Suthep lẽ ra phải ra hầu tòa vào ngày 8-1 vì bị cáo buộc kích động bạo lực gây chết người trong các cuộc biểu tình năm 2010, tuy nhiên ông đã đề nghị hoãn phiên tòa vì đang dẫn đầu các cuộc biểu tình hiện nay. Văn phòng tổng chưởng lý cho biết nếu ông Suthep vẫn không ra hầu tòa, cơ quan công tố sẽ đề nghị phát lệnh bắt giữ mới, bên cạnh lệnh bắt hiện nay liên quan đến cáo buộc nổi dậy âm mưu lật đổ chính phủ.
Chính quyền thành phố Bangkok đã thông báo cho 146 trường học đóng cửa trong ngày 13-1.
(Theo AP)