Ngày 14/1, ngày thứ hai của chiến dịch đóng cửa Bangkok, người biểu tình đã bao vây thêm một số trụ sở, cơ quan Nhà nước như Bộ thương mại, Cục thuế nhà nước, Bộ Lao động và Tòa án hình sự.
Ngày 14/1, ngày thứ hai của chiến dịch đóng cửa Bangkok, người biểu tình đã bao vây thêm một số trụ sở, cơ quan Nhà nước như Bộ thương mại, Cục thuế nhà nước, Bộ Lao động và Tòa án hình sự.
Thủ lĩnh lực lượng biểu tình ở Thái Lan Suthep Thaugsuban (giữa) ngày 9/1 tham gia cuộc tuần hành ở thủ đô Bangkok. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Các thủ lĩnh biểu tình đã kêu gọi quan chức nhà nước hãy nghỉ việc để tham gia chiến dịch đóng cửa Bangkok cùng họ. Cuộc sống của người dân Bangkok đã có phần bị đảo lộn khi hoạt động giao thông phần lớn đã bị tê liệt bởi người biểu tình chiếm giữ trên các đường phố.
Chính phủ Thái Lan đã phải hủy bỏ cuộc họp nội các thường kỳ hàng tuần bỏi khu vực Tòa nhà chính phủ đã bị người biểu tình bao vây chật kín.
Thủ tường Yingluck Shinawatra đã phải tổ chức một cuộc gặp với các quan chức nội các tại văn phòng của Bí thư thường trực Bô quốc phòng ở ngoại ô Bangkok để đánh giá tình hình sau khi một nhóm biểu tình quá khích đã buộc hơn 100 nhân viên của Ủy ban phát triển kinh tế xã hội phải ngừng làm việc giữa chừng.
Những người biểu tình cũng đang đe dọa sẽ chiếm giữ trụ sở cảnh sát quốc gia. Phía chính phủ Thái Lan cũng đã lên kế hoạch mời đại biểu của các thành phần trong xã hội tham gia một cuộc họp để bàn về đề xuất hoãn bầu cử ngày 2/2 của Ủy ban bầu cử quốc gia.
Dự kiến cuộc gặp này sẽ diễn ra vào ngày mai 15-1.