Báo Đồng Nai điện tử
En

Chính phủ Thái Lan bắt đầu mạnh tay trong đối phó biểu tình

04:01, 25/01/2014

Ngày 24/1, Chính phủ Thái Lan đã tuyên bố áp dụng sáu biện pháp nhằm đối phó với tình trạng biểu tình, trong đó có việc cấm tụ tập hơn năm người và trao quyền cho Trung tâm gìn giữ hòa bình thực thi các biện pháp theo tình trạng khẩn cấp.

Ngày 24/1, Chính phủ Thái Lan đã tuyên bố áp dụng sáu biện pháp nhằm đối phó với tình trạng biểu tình, trong đó có việc cấm tụ tập hơn năm người và trao quyền cho Trung tâm gìn giữ hòa bình thực thi các biện pháp theo tình trạng khẩn cấp.

Việc áp dụng các biện pháp này được coi là nhằm tập trung bắt giữ các thủ lĩnh biểu tình khi mà chính phủ đang mất dần sự kiên nhẫn. 
Binh sỹ Thái Lan triển khai bảo vệ tòa nhà chính phủ ở Bangkok ngày 1/12/2003. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Binh sỹ Thái Lan triển khai bảo vệ tòa nhà chính phủ ở Bangkok ngày 1/12/2003. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Theo quy định của những biện pháp được áp dụng, Trung tâm gìn giữ hòa bình có quyền ra lệnh cấm sử dụng một số tuyến đường, cấm sử dụng các tòa nhà hoặc tuyên bố bất kỳ một lý do nào để hạn chế công chúng.

Trung tâm này cũng sẽ chịu trách nhiệm đặt khung thời gian cho việc áp dụng các biện pháp và điều kiện để thực hiện lệnh tình trạng khẩn cấp nhằm tránh tình trạng lộn xộn khi cần thiết. Chỉ huy Trung tâm gìn giữ hòa bình Chalerm Yoobamrung sẽ có quyền ra lệnh trực tiếp cho quân đội và cảnh sát để thực thi các biện pháp an ninh.

Chính phủ Thái Lan đã áp dụng lệnh tình trạng khẩn cấp trong vòng 60 ngày tại Bangkok và các khu vực lân cận sau hàng loạt vụ bạo lực tại các điểm biểu tình.

Tuy nhiên, thủ lĩnh Phong trào biểu tình đã tuyên bố bất tuân thủ đạo luật này và coi việc áp dụng nó là trái phép. Những người biểu tình thậm chí còn kêu gọi truy đuổi và bắt giữ Thủ tướng Yingluck ShinawatrPhong trào biểu tình cho biết họ đang lên kế hoạch ngăn cản cuộc bầu cử ngày 2/2 sắp tới ở Bangkok bằng các biện pháp như cản đường vào khu vực bỏ phiếu hoặc bao vây khu vực bỏ phiếu để cư tri không thể đi thực hiện nghĩa vụ của họ. 

Dự kiến các biện pháp này có thể sẽ được áp dụng từ 26/1, ngày tiến hành bỏ phiếu sớm ở Thái Lan.

Cảnh sát Thái Lan đã lên kế hoạch triển khai 130.000 sỹ quan và nhân viên an ninh để bảo vệ việc bỏ phiếu sớm cũng như cuộc bầu cử này. Lực lượng cảnh sát đóng vai trò chính trong thực thi luật tình trạng khẩn cấp, còn quân đội sẽ hỗ trợ trong trường hợp cần thiết.

Trong cuộc họp Hội đồng quốc phòng trước đó, Thủ tướng Yingluck đã kêu gọi các tư lệnh quân đội ủng hộ cuộc bầu cử sắp tới. Bà Yingluck khẳng định rằng quân đội sẽ hợp tác chặt chẽ với Ủy ban bầu cử để tổ chức cuộc bầu cử một cách suôn sẻ và an toàn.

Theo Tư lệnh không quân Thái Lan Prajin Juntong, quân đội không phản đối việc chính phủ áp dụng lệnh tình trạng khẩn cấp để giải quyết vấn đề biểu tình và hiểu được sự cần thiết phải áp dụng đạo luật này. Ông này khẳng định mối quan hệ hiện nay giữa quân đội và thủ tướng hoàn toàn tốt đẹp./.
Vietnam+

 

Tin xem nhiều