Ngày 9/12, hàng trăm nghìn người biểu tình chống chính phủ từ tất cả các nơi đã đổ dồn về bao vây tòa nhà chính phủ trong một hành động mà họ gọi là "trận chiến cuối cùng" nhằm loại bỏ hoàn toàn chế độ Thaksin.
Ngày 9/12, hàng trăm nghìn người biểu tình chống chính phủ từ tất cả các nơi đã đổ dồn về bao vây tòa nhà chính phủ trong một hành động mà họ gọi là "trận chiến cuối cùng" nhằm loại bỏ hoàn toàn chế độ Thaksin.
Tất cả các tuyến đường chạy xung quanh tòa nhà chính phủ chật cứng dòng người biểu tình. Họ đồng thanh hô vang khẩu hiệu 'đuổi gia đỉnh Shinawatra' khỏi Thái Lan và 'lật đổ hoàn toàn chế độ Thaksin'.
Dòng người biểu tình thậm chí còn tràn qua hàng rào bêtông để tiếp cận sát cổng chính của tòa nhà chính phủ, nơi rất nhiều binh sỹ đã được triển khai xung quanh để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ mặc dù không có ai làm việc bên trong.
Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã cố gắng giải tỏa căng thẳng đang được những thủ lĩnh biểu tình đẩy lên bằng việc tuyên bố giải tán quốc hội, mở đường cho một cuộc bầu cử mới. Tuy nhiên, đáp lại điều này, người biểu tình vẫn khẳng định sẽ chỉ giải tán chừng nào một Hội đồng nhân dân theo đề xuất từ trước được thành lập.
Dường như không có dấu hiệu cho thấy người biểu tình sẽ dịu bớt cuộc đấu tranh khi mà thủ lĩnh của họ, ông Suthep Thaugsuban, đã tuyên bố người biểu tình sẽ không về nhà tay không, ám chỉ việc giải tán quốc hội và bầu cử lại là vô nghĩa.
Ông này khẳng định mọi việc chỉ có ý nghĩa khi chính phủ tạm quyền hiện nay từ chức và một Hội đồng nhân dân được thành lập để thực hiện cải cách chính trị trước khi bầu ra một chính phủ mới.
Quân đội Thái Lan ngay lập tức đã lên tiếng kêu gọi các bên lựa chọn các giải pháp hòa bình giải quyết những xung đột chính trị. Tư lệnh lục quân Prayuth Chan-ocha cũng đã bác bỏ tin đồn rằng quân đội đã can thiệp vào chính trị dẫn tới quyết định giải tán quốc hội của Thủ tướng Yingluck.
Ông này cho rằng quyết định giải tán quốc hội có thể sẽ dẫn tới việc chấm dứt các cuộc biểu tình. Ông Prayuth nói rằng ông muốn các bên ngồi lại với nhau để tìm ra giải pháp cho những bế tắc chính trị hiện nay.
Chính phủ Thái Lan đã đề xuất tổ chức cuộc tổng tuyển cử mới vào đầu tháng 2/2014, trong khi Ủy ban bầu cử Thái Lan nói rằng có thể tổ chức một cuộc bầu cử mới sau khi Quốc hội được giải tán trong vòng từ 45 đến 60 ngày.
Ủy ban bầu cử cũng nói rằng các thành viên của đảng Dân chủ đã từ chức nghị sỹ có thể đăng ký lại và tham gia bầu cử.
Đảng Vì Thái Lan đã ra tuyên bố nói rằng việc giải tán quốc hội là nhằm tránh tình trạng bạo lực xảy ra và kêu gọi các bên, gồm cả đảng Dâng chủ, tham gia cuộc bầu cử sắp tới.
Đảng này kêu gọi những người biểu tình chống chính phủ kết thúc biểu tình để công nhân viên chức trở lại đi làm và cuộc sống xã hội trở lại bình thường.
Đảng Dân chủ dường như đang muốn đẩy tình hình trở nên căng thẳng hơn khi Chủ tịch Abhisit Vejjajiva tuyên bố toàn bộ 152 nghị sỹ của đảng sẽ từ chức và chính ông sẽ tham gia cùng đoàn biểu tình để phản đối chính phủ.
Năm 2005, đảng Dân chủ từng tuyên bố tẩy chay một cuộc bầu cử khiến tranh cãi chính trị càng trở nên căng thẳng và một cuộc đảo chính quân sự đã xảy ra sau đó vào năm 2006 bất chấp các tuyên bố cam kết duy trì dân chủ và hệ thống nghị viện. Cuộc đảo chính này đã buộc cựu Thủ tướng Thaksin phải lưu vong từ đó đến nay.
Trong một động thái có liên quan, Tòa án hình sự đã tuyên bố bác đề nghị bắt giữ 13 thủ lĩnh biểu tình của cảnh sát với lý do quốc hội đã giải tán và tình hình đã được cải thiện.
Cảnh sát đã có đơn đề nghị tòa án ra lệnh bắt giữ 13 thủ lĩnh biểu tình vì tội nổi loạn, tổ chức biểu tình trái phép và vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, tòa án cho rằng sau khi Thủ tướng tuyên bố giải tán quốc hội, tình hình sẽ được cải thiện và đề nghị cảnh sát điều tra thêm bằng chứng vì hiện chưa có lý do gì để phê chuẩn lệnh bắt giữ họ./.
Người biểu tình tuần hành về phía tòa nhà chính phủ ở Bangkok ngày 9/12. (Nguồn: AFP/ TTXVN) |
Dòng người biểu tình thậm chí còn tràn qua hàng rào bêtông để tiếp cận sát cổng chính của tòa nhà chính phủ, nơi rất nhiều binh sỹ đã được triển khai xung quanh để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ mặc dù không có ai làm việc bên trong.
Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã cố gắng giải tỏa căng thẳng đang được những thủ lĩnh biểu tình đẩy lên bằng việc tuyên bố giải tán quốc hội, mở đường cho một cuộc bầu cử mới. Tuy nhiên, đáp lại điều này, người biểu tình vẫn khẳng định sẽ chỉ giải tán chừng nào một Hội đồng nhân dân theo đề xuất từ trước được thành lập.
Dường như không có dấu hiệu cho thấy người biểu tình sẽ dịu bớt cuộc đấu tranh khi mà thủ lĩnh của họ, ông Suthep Thaugsuban, đã tuyên bố người biểu tình sẽ không về nhà tay không, ám chỉ việc giải tán quốc hội và bầu cử lại là vô nghĩa.
Ông này khẳng định mọi việc chỉ có ý nghĩa khi chính phủ tạm quyền hiện nay từ chức và một Hội đồng nhân dân được thành lập để thực hiện cải cách chính trị trước khi bầu ra một chính phủ mới.
Quân đội Thái Lan ngay lập tức đã lên tiếng kêu gọi các bên lựa chọn các giải pháp hòa bình giải quyết những xung đột chính trị. Tư lệnh lục quân Prayuth Chan-ocha cũng đã bác bỏ tin đồn rằng quân đội đã can thiệp vào chính trị dẫn tới quyết định giải tán quốc hội của Thủ tướng Yingluck.
Ông này cho rằng quyết định giải tán quốc hội có thể sẽ dẫn tới việc chấm dứt các cuộc biểu tình. Ông Prayuth nói rằng ông muốn các bên ngồi lại với nhau để tìm ra giải pháp cho những bế tắc chính trị hiện nay.
Chính phủ Thái Lan đã đề xuất tổ chức cuộc tổng tuyển cử mới vào đầu tháng 2/2014, trong khi Ủy ban bầu cử Thái Lan nói rằng có thể tổ chức một cuộc bầu cử mới sau khi Quốc hội được giải tán trong vòng từ 45 đến 60 ngày.
Ủy ban bầu cử cũng nói rằng các thành viên của đảng Dân chủ đã từ chức nghị sỹ có thể đăng ký lại và tham gia bầu cử.
Đảng Vì Thái Lan đã ra tuyên bố nói rằng việc giải tán quốc hội là nhằm tránh tình trạng bạo lực xảy ra và kêu gọi các bên, gồm cả đảng Dâng chủ, tham gia cuộc bầu cử sắp tới.
Đảng này kêu gọi những người biểu tình chống chính phủ kết thúc biểu tình để công nhân viên chức trở lại đi làm và cuộc sống xã hội trở lại bình thường.
Đảng Dân chủ dường như đang muốn đẩy tình hình trở nên căng thẳng hơn khi Chủ tịch Abhisit Vejjajiva tuyên bố toàn bộ 152 nghị sỹ của đảng sẽ từ chức và chính ông sẽ tham gia cùng đoàn biểu tình để phản đối chính phủ.
Năm 2005, đảng Dân chủ từng tuyên bố tẩy chay một cuộc bầu cử khiến tranh cãi chính trị càng trở nên căng thẳng và một cuộc đảo chính quân sự đã xảy ra sau đó vào năm 2006 bất chấp các tuyên bố cam kết duy trì dân chủ và hệ thống nghị viện. Cuộc đảo chính này đã buộc cựu Thủ tướng Thaksin phải lưu vong từ đó đến nay.
Trong một động thái có liên quan, Tòa án hình sự đã tuyên bố bác đề nghị bắt giữ 13 thủ lĩnh biểu tình của cảnh sát với lý do quốc hội đã giải tán và tình hình đã được cải thiện.
Cảnh sát đã có đơn đề nghị tòa án ra lệnh bắt giữ 13 thủ lĩnh biểu tình vì tội nổi loạn, tổ chức biểu tình trái phép và vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, tòa án cho rằng sau khi Thủ tướng tuyên bố giải tán quốc hội, tình hình sẽ được cải thiện và đề nghị cảnh sát điều tra thêm bằng chứng vì hiện chưa có lý do gì để phê chuẩn lệnh bắt giữ họ./.