Báo Đồng Nai điện tử
En

Phát hiện núi lửa lớn nhất thế giới ngoài khơi Nhật Bản

10:09, 08/09/2013

Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra rằng núi lửa Tamu Massif, nằm dưới đáy biển ngoài khơi Nhật Bản có diện tích lên tới hơn 310.000 km vuông, là núi lửa lớn nhất thế giới, và thậm chí nằm trong số núi lửa lớn nhất cả hệ mặt trời.

Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra rằng núi lửa Tamu Massif, nằm dưới đáy biển ngoài khơi Nhật Bản có diện tích lên tới hơn 310.000 km vuông, là núi lửa lớn nhất thế giới, và thậm chí nằm trong số núi lửa lớn nhất cả hệ mặt trời.

Hình ảnh về Tamu Massif được tái hiện thông qua máy quét

Hình ảnh về Tamu Massif được tái hiện thông qua máy quét

Nằm cách bờ biển Nhật Bản khoảng 1600 km, chân của ngọn núi lửa thuộc Thái Bình Dương này nằm cách mặt biển khoảng 6,4 km và được hình thành khoảng 145 triệu năm trước.

William Sager, giáo sư đại học Houston đã nghiên cứu dãy núi lửa này suốt hơn 20 năm, nhưng gần đây mới phát hiện Tamu Massif chỉ là một ngọn núi lửa. Nghiên cứu của ông được xuất bản trên số mới đây của tạp chí Nature Geoscience.

Trước đó, đã có nhiều tranh luận về việc Tamu Massif là một quần thể núi lửa, hay chỉ là một ngọn núi lửa. Một ví dụ về quần thể núi lửa có thể kể đến là Đảo Lớn của Hawaii, bao gồm 4 núi lửa.

Trước khi Tamu Massif được phát hiện, núi lửa Mauna Loa từng được xem là núi lửa còn hoạt động lớn nhất thế giới. Nhưng diện tích của Mauna Loa chỉ bằng 1/6 so với Tamu Massif.

Tamu được đặt tên theo đại học Texas A&M, nơi ông Sager đang làm việc khi ông lần đầu nghiên cứu dãy núi này, vị giáo sư khẳng định với kênh truyền hình CBS của Mỹ.

Chuyên gia này chia sẻ phỏng đoán sát nhất của họ về Tamu Massif cũng chỉ là đây là một quần thể núi lửa. Nhưng trong năm 2009, nhóm của ông bắt đầu nghiên cứu về ngọn núi với những thiết bị hiện đại hơn trên con tàu Marcus G. Langseth. “Con tàu này giống như kính viễn vọng không gian với chúng tôi”, Sager cho biết.

Nếu đây là một quần thể núi lửa, những dung nham chảy ra từ Tamu Massif sẽ cho thấy có nhiều tâm khác nhau. Nhưng sự thực điều họ quan sát được lại khác. “Các cấu trúc đều hướng về trung tâm. Đó là khi chúng tôi nhận ra đây thực sự là một ngọn núi lửa lớn”, ông Sager nhớ lại.

Nhóm nghiên cứu cũng khoan sâu 170 m vào sườn của núi lửa. “Nó cũng chỉ giống như lấy kim đâm voi”, vị giáo sư cho biết thêm. “Chúng tôi đã phân tích các dòng dung nham, có chỗ dày tới 22,9m, và đã lấy được thông tin và khớp nối với các hình ảnh về địa chất”.

Những mẫu vật lấy được từ đỉnh ngọn núi lửa cho thấy, nó từng nằm ở vùng nước nông, nhưng chưa bao giờ vượt lên trên mặt biển. Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu thêm xem vì sao ngọn núi này chưa hề nhô lên trên mặt biển.

Theo CBS

Tin xem nhiều