Các thành viên thuộc diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vừa cam kết tăng diện tích đất trồng rừng thêm 20 triệu ha vào năm 2020.
Các thành viên thuộc diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vừa cam kết tăng diện tích đất trồng rừng thêm 20 triệu ha vào năm 2020.
Cam kết trong Tuyên bố chung Cusco của các Bộ trưởng Lâm nghiệp APEC này, được đưa ra sau cuộc họp vừa diễn ra ở Cusco (Peru), cũng bao gồm việc phát triển một chính sách về khai thác bền vững để bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực.
Bộ trưởng Nông nghiệp Peru, Minton Hesse cho biết tuyên bố được các Bộ trưởng Lâm nghiệp APEC ký đó kêu gọi các nước thành viên phát triển những dự án về môi trường nhằm thúc đẩy việc bảo tồn rừng. Theo đó, việc tăng thêm hàng triệu ha đất rừng là "một mục tiêu đầy tham vọng" và tất cả các thành viên APEC đã cam kết hợp tác hướng tới mục tiêu chung này.
Theo Thư ký APEC, Allan Bollard, việc bảo tồn rừng không chỉ là một vấn đề về các chính sách môi trường và sản xuất mà còn có liên quan tới các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng liên quan trực tiếp tới hoạt động kinh tế của các thành viên APEC và khoảng 80% kim ngạch buôn bán toàn thế giới liên quan đến rừng đang diễn ra tại các thành viên này.
Peru hiện là quốc gia có diện tích đất rừng lớn thứ hai khu vực Mỹ Latinh với 70% lãnh thổ tạo nên vùng Amazon./.
Cam kết trong Tuyên bố chung Cusco của các Bộ trưởng Lâm nghiệp APEC này, được đưa ra sau cuộc họp vừa diễn ra ở Cusco (Peru), cũng bao gồm việc phát triển một chính sách về khai thác bền vững để bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực.
Bộ trưởng Nông nghiệp Peru, Minton Hesse cho biết tuyên bố được các Bộ trưởng Lâm nghiệp APEC ký đó kêu gọi các nước thành viên phát triển những dự án về môi trường nhằm thúc đẩy việc bảo tồn rừng. Theo đó, việc tăng thêm hàng triệu ha đất rừng là "một mục tiêu đầy tham vọng" và tất cả các thành viên APEC đã cam kết hợp tác hướng tới mục tiêu chung này.
Theo Thư ký APEC, Allan Bollard, việc bảo tồn rừng không chỉ là một vấn đề về các chính sách môi trường và sản xuất mà còn có liên quan tới các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng liên quan trực tiếp tới hoạt động kinh tế của các thành viên APEC và khoảng 80% kim ngạch buôn bán toàn thế giới liên quan đến rừng đang diễn ra tại các thành viên này.
Peru hiện là quốc gia có diện tích đất rừng lớn thứ hai khu vực Mỹ Latinh với 70% lãnh thổ tạo nên vùng Amazon./.
TTXVN