Sau gần một thập niên xung đột khiến hàng nghìn người chết, Thái Lan đang cân nhắc trao một số quyền giới hạn cho miền nam, nơi có đa phần người Hồi giáo sinh sống. Đây là nỗ lực nhằm thuyết phục quân nổi dậy hạ vũ khí.
Sau gần một thập niên xung đột khiến hàng nghìn người chết, Thái Lan đang cân nhắc trao một số quyền giới hạn cho miền nam, nơi có đa phần người Hồi giáo sinh sống. Đây là nỗ lực nhằm thuyết phục quân nổi dậy hạ vũ khí.
Quan chức Thái sẽ gặp hai nhóm nổi dậy chính vào ngày 13/6 tại Kuala Lumpur trong vòng thương thảo thứ ba. Các cuộc thảo luận trước đó nhằm chấm dứt bạo lực hàng ngày ở khu vực giáp với biên giới Malaysia đều thất bại.
Trong một nỗ lực tìm kiếm đột phá trong cuộc chiến hầu như bị thế giới bên ngoài quên lãng - dù đã có hơn 5.500 người thiệt mạng từ năm 2004, giới chức Thái nảy ra ý tưởng trao một số quyền ra quyết định cho địa phương, cho 3 tỉnh ở miền nam Yala, Narathiwat và Pattani, những nơi có phần lớn người Hồi giáo gốc Malaysia sinh sống.
"Chúng tôi không nói về tự trị mà về hành chính địa phương", nhà thương thuyết hàng đầu của chính phủ - lãnh đạo Hội đồng an ninh quốc gia là Paradorn Pattanatabut nói hồi tuần trước.
"Họ có bản sắc riêng vì vậy cơ quan quản lý hành chính địa phương có lẽ sẽ phù hợp để nhận ra bản sắc, văn hóa và tôn giáo của họ", ông Pattanatabut nói nhưng cho biết thêm, ý tưởng trên sẽ không được nêu ra ở bàn thảo luận trong tuần này.
Nhận xét của ông Pattanatabut làm sống dậy ý tưởng trước đó mà chính phủ từng nêu ra song sau đó bị hủy bỏ. Bangkok và Pattaya đã thành lập cơ quan quản lý địa phương do dân bầu, cơ quan này có thể đưa ra luật địa phương, đánh thuế, tự quản ngân sách.
Theo ông Paradorn, mỗi tỉnh sẽ có tỉnh trưởng hoặc một tỉnh trưởng cho cả ba nơi Yala, Narathiwat và Pattani. Quyền tự trị hoàn toàn cho ba tỉnh này là điều cấm kị vì hiến pháp Thái khẳng định vương quốc với đa phần dân số theo Phật giáo là không thể chia rẽ.
(Theo Asia1)