Ấn Độ có vẻ như sẽ giành danh hiệu quốc gia đông dân nhất thế giới từ Trung Quốc vào năm 2028, theo dự đoán mới đây của Liên Hợp Quốc.
Ấn Độ có vẻ như sẽ giành danh hiệu quốc gia đông dân nhất thế giới từ Trung Quốc vào năm 2028, theo dự đoán mới đây của Liên Hợp Quốc.
Với hơn 1,2 tỷ người, Ấn Độ hiện là quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc. |
Vào thời điểm đó, dân số của cả hai quốc gia này sẽ tăng lên khoảng 1,45 tỷ người mỗi nước. Sau đó, dân số Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng vào giữa thế kỷ 21 trong khi Trung Quốc giảm dần dần.
Liên Hợp Quốc cũng ước tính dân số của thế giới (hiện tại là 7,2 tỷ người) sẽ tăng lên tới 9,6 tỷ người vào năm 2050. Đây là lệ tăng trưởng nhanh hơn dự đoán trước đó.
Sự gia tăng dân số chủ yếu diễn ra ở các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là châu Phi, Liên Hợp Quốc cho biết.
49 quốc gia kém phát triển nhất thế giới được dự kiến tăng gấp đôi dân số của mình từ 900 triệu người vào năm 2013 lên 1,8 tỷ người vào năm 2050,trong khidân số củakhu vực phát triểnsẽ vẫnkhông thay đổi.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil đang chứng kiến một sự sụt giảm trong tỷ trẻ em được sinh ra trên mỗi phụ nữ nhưng tại các quốc gia như Nigeria, Niger, Ethiopia và Uganda, tỷ lệ sinh sản vẫn ở mức cao.
Nigeria sẽ là quốc gia có tỷ lệ gia tăng dân số nhiều nhất. Dân số của quốc gia này được dự kiến sẽ tăng từ 184 triệu người vào năm nay lên 914 triệu người vào năm 2100, vượt qua Mỹ và có thể cạnh tranh với Trung Quốc.
(Theo BBC)