Ngày 23-5, Hội nghị Chính sách An ninh (ASPC) thuộc khuôn khổ Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 10 đã diễn ra tại thủ đô Bandar Seri Begawan, Brunei, dưới sự chủ trì của Đại tá Haji Mohamad, Bí thư thường trực Bộ Quốc phòng Brunei.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty)
Ngày 23-5, Hội nghị Chính sách An ninh (ASPC) thuộc khuôn khổ Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 10 đã diễn ra tại thủ đô Bandar Seri Begawan, Brunei, dưới sự chủ trì của Đại tá Haji Mohamad, Bí thư thường trực Bộ Quốc phòng Brunei.
Hội nghị đã ghi nhận tiến triển tích cực trong hợp tác quân sự và quốc phòng giữa các thành viên ARF, trao đổi quan điểm mang tính xây dựng và tích cực về tình hình an ninh quốc tế và khu vực, các mối quan ngại về an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Bên cạnh đó, hội nghị còn bàn các biện pháp nhằm tăng cường nỗ lực quốc tế và khu vực trong lĩnh vực an ninh mạng.
Các mục tiêu chính của ASPC bao gồm việc tăng cường hơn nữa sự phối hợp các biện pháp xây dựng lòng tin trong lĩnh vực quốc phòng trong khuôn khổ ARF và sự tham gia của các quan chức quốc phòng trong ARF; mở các kênh mới trong đối thoại và trao đổi giữa các quan chức quốc phòng, ngoại giao và học giả quân sự, tăng cường hơn nữa sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa các quan chức quốc phòng; tiếp tục thúc đẩy tiến trình ARF.
Các thành viên của ARF bao gồm Australia, Bangladesh, Brunei, Campuchia, Canada, Trung Quốc, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Liên minh châu Âu (EU), Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, New Zealand, Pakistan, Papua New Guinea, Philippines, Hàn Quốc, Nga, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Đông Timor, Mỹ và Việt Nam./.
Hội nghị đã ghi nhận tiến triển tích cực trong hợp tác quân sự và quốc phòng giữa các thành viên ARF, trao đổi quan điểm mang tính xây dựng và tích cực về tình hình an ninh quốc tế và khu vực, các mối quan ngại về an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Bên cạnh đó, hội nghị còn bàn các biện pháp nhằm tăng cường nỗ lực quốc tế và khu vực trong lĩnh vực an ninh mạng.
Các mục tiêu chính của ASPC bao gồm việc tăng cường hơn nữa sự phối hợp các biện pháp xây dựng lòng tin trong lĩnh vực quốc phòng trong khuôn khổ ARF và sự tham gia của các quan chức quốc phòng trong ARF; mở các kênh mới trong đối thoại và trao đổi giữa các quan chức quốc phòng, ngoại giao và học giả quân sự, tăng cường hơn nữa sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa các quan chức quốc phòng; tiếp tục thúc đẩy tiến trình ARF.
Các thành viên của ARF bao gồm Australia, Bangladesh, Brunei, Campuchia, Canada, Trung Quốc, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Liên minh châu Âu (EU), Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, New Zealand, Pakistan, Papua New Guinea, Philippines, Hàn Quốc, Nga, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Đông Timor, Mỹ và Việt Nam./.
TTXVN