Trong một cuộc họp báo tại Thượng Hải (Trung Quốc) ngày 22-4, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Keiji Fukuda cho biết hiện vẫn chưa có bằng chứng virút cúm gia cầm H7N9 lây nhiễm từ người sang người tại Trung Quốc, mặc dù giới chức y tế nước này cũng đã ghi nhận hiện tượng nhiều thành viên trong một gia đình cùng bị nhiễm bệnh.
Trong một cuộc họp báo tại Thượng Hải (Trung Quốc) ngày 22-4, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Keiji Fukuda cho biết hiện vẫn chưa có bằng chứng virút cúm gia cầm H7N9 lây nhiễm từ người sang người tại Trung Quốc, mặc dù giới chức y tế nước này cũng đã ghi nhận hiện tượng nhiều thành viên trong một gia đình cùng bị nhiễm bệnh.
Người dân đeo khẩu trang phòng chống cúm gia cầm H7N9 tại Thượng Hải ngày 22/4. Ảnh: AFP-TTXVN |
Theo ông Fukuda, một chuyên gia về dịch cúm, nguyên nhân một gia đình có nhiều thành viên nhiễm cúm H7N9 vẫn chưa được làm rõ song cũng không loại trừ khả năng lây nhiễm hạn chế từ người sang người - hình thức lây nhiễm đã gặp đối với các chủng virút cúm khác. Khác với lây nhiễm liên tiếp, lây nhiễm hạn chế chỉ gây bệnh cho những thành viên gia đình hoặc cán bộ y tế trực tiếp chăm sóc cho người bệnh. Ông Fukuda là một thành viên trong phái đoàn WHO đang có mặt ở trung Quốc để nghiên cứu liệu virus cúm gia cầm H7N9 có lây nhiễm từ người sang người, một nguy cơ tồi tệ có thể làm bùng phát đại dịch nghiêm trọng.
Tại thành phố Thượng Hải đã có những trường hợp bố/con và vợ/chồng cùng nhiễm virus cúm H7N9, tuy nhiên chính quyền địa phương cũng chưa có đủ bằng chứng xác nhận lây nhiễm từ người sang người. Giới y học Trung Quốc vẫn cho rằng cúm gia cầm H7N9 lây nhiễm từ gia cầm sang con người.
Trung Quốc công bố trường hợp đầu tiên nhiễm virus H7N9 ở người vào ngày 31-3. Kể từ đó, tính đến tối 22-4, đã có tổng cộng 104 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có 21 ca tử vong.
(Theo Xinhua)