Ngày 15/2, nhóm đối lập Liên minh Dân tộc Syria cho biết sẵn sàng đàm phán về sự ra đi của Tổng thống Bashar al-Assad với bất kỳ thành viên nào trong chính phủ không tham gia cuộc xung đột hiện nay.
Lực lượng đối lập Syria. (Nguồn: presstv.ir)
Ngày 15/2, nhóm đối lập Liên minh Dân tộc Syria cho biết sẵn sàng đàm phán về sự ra đi của Tổng thống Bashar al-Assad với bất kỳ thành viên nào trong chính phủ không tham gia cuộc xung đột hiện nay.
Sau một cuộc gặp của ủy ban chính trị của Liên minh, diễn ra đêm 14/2 tại Cairo (Ai Cập), một thành viên cấp cao của ủy ban này, ông Walid Bunni cho biết ban lãnh đạo Liên minh ủng hộ sáng kiến của Chủ tịch Ahmed Moaz al-Khatib, và đã vạch ra các đường hướng cho các cuộc đàm phán hòa bình để trình đại hội đồng Liên minh gồm 70 thành viên thông qua.
Ông Bunni cũng nhấn mạnh rằng Tổng thống al-Assad và những người thân cận với ông trong quân đội, trong cơ quan tình báo, cũng như các thành viên Đảng Baath, sẽ không được tham gia bất kỳ cuộc đối thoại nào trong tương lai.
Một thành viên khác của Liên minh cho biết hội nghị toàn liên minh sắp tới sẽ nỗ lực làm sống lại các kế hoạch cho một chính phủ lâm thời, nhằm xóa đi những lập luận cho rằng phe đối lập ở Syria đang bị chia rẽ.
Cách đây một tháng, ông al-Khatib đã đưa ra sáng kiến đàm phán, với hai điều kiện bao gồm việc thả 160.000 người bị giam giữ và cấp lại thị thực cho các công dân Syria lưu vong. Tuy nhiên, khi đó ông chưa tham khảo ý kiến của Liên minh trước khi đưa ra đề xuất trên. Giờ đây, sự ủng hộ chính thức của Liên minh với sáng kiến của ông al-Khatib sẽ giúp ông tăng sức nặng trên trường quốc tế.
Theo kế hoạch, cuối tháng này, Ngoại trưởng Syria Walid al-Moualem sẽ sang Nga đàm phán với Mátxcơva, một trong những đồng minh chính của Syria. Chính phủ Nga cũng hy vọng ông al-Khatib sẽ sớm thăm Nga nhằm tìm lối thoát cho cuộc xung đột kéo dài gần hai năm nay tại Syria. Hiện chưa biết ông al-Khatib có gặp ông Mualem tại Mátxcơva hay không.
Trong phản ứng trực tiếp đầu tiên của Chính phủ Syria, Bộ trưởng phụ trách hòa giải dân tộc Ali Haidar cho biết ông sẵn sàng ra nước ngoài để gặp ông al-Khatib. Tuy nhiên, ông khẳng định chính quyền Syria bác bỏ mọi cuộc đối thoại có mục đích "chuyển giao quyền lực từ một người cho người khác," đồng thời nhấn mạnh rằng cuộc đối thoại chính thức phải diễn ra trên lãnh thổ Syria.
Trước đó, chính quyền Syria cho biết sẽ đàm phán với "phe đối lập yêu nước" - những gương mặt không liên hệ với nhóm chống đối có vũ trang. Nhưng hầu hết các gương mặt đối lập trung dung đã rời đất nước từ sau khi ông Abdel-Aziz al-Khayyer, một người đề xướng đối thoại và phi bạo lực, bị bắt giữ hồi năm 2012.
Trong một diễn biến mới nhất, nhóm Hồi giáo cực đoan cứng rắn nhất Syria, mang tên Mặt trận Al-Nusra, đã chiếm đóng thị trấn Sađađê thuộc tỉnh Hasakeh nhiều dầu lửa ở miền Đông Bắc nước này sau ba ngày giao tranh ác liệt với quân đội chính phủ. Cuộc giao tranh đã làm hơn 100 binh sĩ thiệt mạng, 30 tay súng của Al-Nusra bị tiêu diệt.
Trong khi đó, một nhóm vũ trang khác ở Tây Bắc Syria đã tấn công một xe buýt và bắt cóc ít nhất 40 dân thường, trong đó hầu hết là phụ nữ và trẻ em, từ các ngôi làng Hồi giáo dòng Shiite. Hầu hết các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Syria theo dòng Sunni. Tổng số người thiệt mạng vì bạo lực trong ngày 14/2 trên cả nước Syria là 126 người, trong đó 23 có dân thường.
Tại Washington, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết số người thiệt mạng vì cuộc xung đột tại Syria có thể đã lên tới con số 90.000 người, cao hơn so với số liệu của Liên hợp quốc là gần 70.000 người. Ông cho rằng Tổng thống al-Assad cần thôi hy vọng chiến thắng trong cuộc chiến này và phải chấp nhận rằng sự ra đi là "không thể tránh khỏi"./.
Sau một cuộc gặp của ủy ban chính trị của Liên minh, diễn ra đêm 14/2 tại Cairo (Ai Cập), một thành viên cấp cao của ủy ban này, ông Walid Bunni cho biết ban lãnh đạo Liên minh ủng hộ sáng kiến của Chủ tịch Ahmed Moaz al-Khatib, và đã vạch ra các đường hướng cho các cuộc đàm phán hòa bình để trình đại hội đồng Liên minh gồm 70 thành viên thông qua.
Ông Bunni cũng nhấn mạnh rằng Tổng thống al-Assad và những người thân cận với ông trong quân đội, trong cơ quan tình báo, cũng như các thành viên Đảng Baath, sẽ không được tham gia bất kỳ cuộc đối thoại nào trong tương lai.
Một thành viên khác của Liên minh cho biết hội nghị toàn liên minh sắp tới sẽ nỗ lực làm sống lại các kế hoạch cho một chính phủ lâm thời, nhằm xóa đi những lập luận cho rằng phe đối lập ở Syria đang bị chia rẽ.
Cách đây một tháng, ông al-Khatib đã đưa ra sáng kiến đàm phán, với hai điều kiện bao gồm việc thả 160.000 người bị giam giữ và cấp lại thị thực cho các công dân Syria lưu vong. Tuy nhiên, khi đó ông chưa tham khảo ý kiến của Liên minh trước khi đưa ra đề xuất trên. Giờ đây, sự ủng hộ chính thức của Liên minh với sáng kiến của ông al-Khatib sẽ giúp ông tăng sức nặng trên trường quốc tế.
Theo kế hoạch, cuối tháng này, Ngoại trưởng Syria Walid al-Moualem sẽ sang Nga đàm phán với Mátxcơva, một trong những đồng minh chính của Syria. Chính phủ Nga cũng hy vọng ông al-Khatib sẽ sớm thăm Nga nhằm tìm lối thoát cho cuộc xung đột kéo dài gần hai năm nay tại Syria. Hiện chưa biết ông al-Khatib có gặp ông Mualem tại Mátxcơva hay không.
Trong phản ứng trực tiếp đầu tiên của Chính phủ Syria, Bộ trưởng phụ trách hòa giải dân tộc Ali Haidar cho biết ông sẵn sàng ra nước ngoài để gặp ông al-Khatib. Tuy nhiên, ông khẳng định chính quyền Syria bác bỏ mọi cuộc đối thoại có mục đích "chuyển giao quyền lực từ một người cho người khác," đồng thời nhấn mạnh rằng cuộc đối thoại chính thức phải diễn ra trên lãnh thổ Syria.
Trước đó, chính quyền Syria cho biết sẽ đàm phán với "phe đối lập yêu nước" - những gương mặt không liên hệ với nhóm chống đối có vũ trang. Nhưng hầu hết các gương mặt đối lập trung dung đã rời đất nước từ sau khi ông Abdel-Aziz al-Khayyer, một người đề xướng đối thoại và phi bạo lực, bị bắt giữ hồi năm 2012.
Trong một diễn biến mới nhất, nhóm Hồi giáo cực đoan cứng rắn nhất Syria, mang tên Mặt trận Al-Nusra, đã chiếm đóng thị trấn Sađađê thuộc tỉnh Hasakeh nhiều dầu lửa ở miền Đông Bắc nước này sau ba ngày giao tranh ác liệt với quân đội chính phủ. Cuộc giao tranh đã làm hơn 100 binh sĩ thiệt mạng, 30 tay súng của Al-Nusra bị tiêu diệt.
Trong khi đó, một nhóm vũ trang khác ở Tây Bắc Syria đã tấn công một xe buýt và bắt cóc ít nhất 40 dân thường, trong đó hầu hết là phụ nữ và trẻ em, từ các ngôi làng Hồi giáo dòng Shiite. Hầu hết các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Syria theo dòng Sunni. Tổng số người thiệt mạng vì bạo lực trong ngày 14/2 trên cả nước Syria là 126 người, trong đó 23 có dân thường.
Tại Washington, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết số người thiệt mạng vì cuộc xung đột tại Syria có thể đã lên tới con số 90.000 người, cao hơn so với số liệu của Liên hợp quốc là gần 70.000 người. Ông cho rằng Tổng thống al-Assad cần thôi hy vọng chiến thắng trong cuộc chiến này và phải chấp nhận rằng sự ra đi là "không thể tránh khỏi"./.
TTXVN