Báo Đồng Nai điện tử
En

Khai mạc khóa họp thứ 22 Hội đồng Nhân quyền LHQ

10:02, 26/02/2013

Ngày 25/2, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã khai mạc khóa họp thường niên lần thứ 22 tại trụ sở ở Geneva, với sự tham dự của các đoàn đại biểu từ nhiều tổ chức quốc tế và hàng chục quốc gia trên thế giới.

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại khóa họp. (Ảnh: Vietnam+)
Ngày 25/2, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã khai mạc khóa họp thường niên lần thứ 22 tại trụ sở ở Geneva, với sự tham dự của các đoàn đại biểu từ nhiều tổ chức quốc tế và hàng chục quốc gia trên thế giới. 

Đoàn đại biểu Việt Nam, do Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu, đã tham dự khóa họp.

Khóa họp dự kiến kéo dài từ ngày 25/2 đến ngày 22/3. Các đại biểu sẽ tiến hành thảo luận một loạt đề tài như Đánh giá về chức năng của Hội đồng Nhân quyền; Quyền đối với người khuyết tật, Quyền trẻ em; Tăng cường hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người... 

Đặc biệt, ngay trong ngày đầu tiên khai mạc khóa họp, các đại biểu giành nhiều thời gian để thảo luận về Tuyên bố Vienna và Chương trình Hành động (VDPA) nhân kỷ niệm 20 năm (1993-2013) ngày ra đời VDPA.

Cao ủy về nhân quyền của Liên hợp quốc, bà Navi Pillay cho biết VDPA là một tuyên ngôn về nhân quyền dựa trên sự đồng thuận tại Hội nghị Thế giới về Nhân quyền ngày 25/6/1993 tại Vienna (Áo). 

Phiên họp cấp cao trong khóa họp lần thứ 22 này tập trung đặc biệt đến việc thực thi, những kết quả đạt được của VDPA, những hành động cũng như những thách thức trong lĩnh vực này. 

Theo bà Pillay, năm 2013 là năm diễn ra nhiều sự kiện, đặc biệt hoạt động kỷ niệm 20 năm thông qua VAPA với mục tiêu tối đa hóa nhận thức cũng như những thành tựu của VDPA.

Trong các phiên họp tiếp theo, Hội đồng Nhân quyền sẽ tiến hành thảo luận về tình hình nhân quyền, xem xét báo cáo kết quả của nhóm làm việc theo Cơ chế Kiểm điểm định kỳ (UPR) của các nước như Cộng hòa Séc, Argentina, Gabon, Ghana, Ukraine, Guatemala, Benin, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Pakistan, Zambia, Peru, Sri Lanka./.
TTXVN

 

Tin xem nhiều