Báo Đồng Nai điện tử
En

Vì đâu mà nền văn minh Maya lại trở nên suy tàn?

10:12, 21/12/2012

Cả thế giới đang nói về "Ngày tận thế," căn cứ theo thời điểm kết thúc của bộ lịch đếm dài mà người Maya đã tạo ra từ cách đây 5.200 năm. Nhưng ít có ai để ý đến rằng, hậu duệ của nền văn minh từng bắt đầu rất sớm ấy giờ đang sống ra sao.

Một người đàn ông Maya trong một nghi lễ hiến tế cổ xưa (Nguồn: AFP)
Một người đàn ông Maya trong một nghi lễ hiến tế cổ xưa (Nguồn: AFP)
Cả thế giới đang nói về "Ngày tận thế," căn cứ theo thời điểm kết thúc của bộ lịch đếm dài mà người Maya đã tạo ra từ cách đây 5.200 năm. Nhưng ít có ai để ý đến rằng, hậu duệ của nền văn minh từng bắt đầu rất sớm ấy giờ đang sống ra sao.

Ở thời kỳ đỉnh cao, văn minh Maya có một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất châu Mỹ. Ngày hôm nay, người Maya thiểu số sống ở Trung Mỹ và Mexico bị tổn thương từ nạn phân biệt đối xử, bị lạm dụng và nghèo đói.

Ở Guatemala, nơi gần nửa dân số là người thổ dân, các hậu duệ của người Maya đã trở thành nạn nhân của tình trạng diệt chủng.

Nền văn hóa giàu có của người Maya sẽ trở thành tiêu điểm chú ý của thế giới trong ngày thứ Sáu khi những người thờ cúng tín ngưỡng Maya và cả những người theo dõi tận thế đánh dấu thời điểm kết thúc chu kỳ lịch kéo dài 5.200 năm.

Nhưng số phận cuộc sống của người thổ dân Maya sẽ ít có khả năng được bàn tới. "Cộng đồng dân cư bản địa đã luôn bị xem như nguồn lao động rẻ mạt và lối tư duy này kéo dài tới tận ngày nay" - nhà nhân chủng học Guatemala Alvaro Pop, một thành viên Diễn đàn thường trực các vấn đề dân bản địa Liên Hợp Quốc cho biết - "Họ chỉ được xem là công cụ chứ không phải tiêu điểm của các chính sách công".

Nền văn minh Maya đã đạt điểm cực thịnh từ năm 250 - 900 sau Công Nguyên, nhưng đã suy giảm vào khoảng năm 1.200. 3 thế kỷ sau, trong quá trình đô hộ của thực dân Tây Ban Nha, người Maya bị chiếm đất, bị quy phục và trở nên nghèo đói.

Ngày nay chỉ có từ 20 - 30 triệu hậu duệ trực tiếp của người Maya sống rải rác tại Mexico, Belize, Honduras, El Salvador và Guatemala.

Tại Guatemala, người Maya thiểu số thường chỉ sống ở rìa của xã hội, được tiếp cận hạn chế với giáo dục, chăm sóc y tế và các dịch vụ cơ bản khác. Ngôn ngữ của họ không được công nhận chính thức.

Trong cộng đồng người Maya bản địa, vốn chiếm 42% dân số gồm 14,3 triệu người của Guatemala, tỉ lệ người nghèo lên tới 80%.

Gần 6/10 trẻ em Maya bị suy dinh dưỡng kéo dài và tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong đã đạt ngưỡng báo động 40 đứa trẻ/1.000 ca sinh nở, theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).

Tại Mexico, sự đói nghèo và tình trạng lạm dụng đã dẫn tới việc thành lập Quân đội Giải phóng Quốc gia Zapatista tại bang Chiapas trong năm 1994. Sự suy yếu của quân đội này sau đó đã thu hút sự chú ý tới nỗi thống khổ của cộng đồng Maya.

Nhưng người Maya chịu thiệt hại nặng nhất có lẽ là trong cuộc nội chiến Guatemala, khi quân đội chính phủ chống lại các du kích cánh tả trong giai đoạn từ 1960 - 1996. "Đây là những lý do khách quan đã làm tăng lên sự đói nghèo của cộng đồng người Maya và dẫn tới tình trạng kỳ thị người dân bản địa" - Pop nói.

Hơn 600 cuộc thảm sát các cộng đồng người bản địa đã được ghi nhận trong thời nội chiến và hàng chục ngàn người thổ dân đã phải đi tị nạn ở Mexico để tránh các chiến dịch chống phiến loạn tàn bạo của quân chính phủ.

Dưới chính sách "tận diệt" ở thời nhà độc tài Efrain Rios Montt (1982-1983), gần như nhiều ngôi làng của dân Maya đã bị xóa sổ. Trong khung cảnh tang thương, nhà hoạt động bản địa Rigoberta Menchu đã dần trở thành nhân vật nổi tiếng. Việc bà lên án mạnh mẽ các vụ thảm sát đã khiến bà được trao giải Nobel Hòa bình 1992.
Bà Rigoberta Menchu từng được giải Nobel Hòa bình năm 1992 (Nguồn: AFP)
Bà Rigoberta Menchu từng được giải Nobel Hòa bình năm 1992 (Nguồn: AFP)

"Các cuộc xung đột vũ trang được dùng làm bước đệm để hủy diệt cộng đồng dân cư bản địa, về cả mặt thể xác và tinh thần" - Menchu nói với hãng tin AFP.

Trong nỗ lực triệt hạ các giá trị tinh thần của người Maya, lực lượng an ninh đã đưa vào tầm ngắm các thầy tế Maya. Menchu cũng cho biết chính sách tận diệt còn có mục đích đẩy người thổ dân vào sâu hơn trong đói nghèo.

Ngày hôm nay, các khu vực nơi dân bản địa sinh sống đã lại đầy rẫy binh lính khi chính quyền mở cuộc chiến chống ma túy. Lại một lần nữa, các hậu duệ của người Maya lại bị đuổi khỏi mảnh đất của họ và lần này là đểphục vụ việc xây thủy điệt, khai mỏ hoặc các dự án trồng trọt quy mô lớn.

Ở Honduras, nhu cầu sử dụng dầu cọ châu Phi đang tăng cao - một nguyên liệu quan trọng trong hoạt động sản xuất mỹ phẩm và thực phẩm qua chếbiến - đã châm ngòi cho các cuộc tranh giành đất chết chóc, trong đó nhiều ông chủ với đất đai đầy rẫy vẫn có hành động chống lại các nông dân bản địa nghèo khó để cướp lấy những mảnh đất cuối cùng của họ./.
 
Tàn tích Maya

 
(Vietnam+)

 

Tin xem nhiều