Năm 2012 sắp qua đi, năm 2013 đang đến gần, người dân trên khắp hành tinh đang nô nức chuẩn bị chào đón thời khắc quan trọng này.
Năm 2012 sắp qua đi, năm 2013 đang đến gần, người dân trên khắp hành tinh đang nô nức chuẩn bị chào đón thời khắc quan trọng này.
Thành phố cảng Sydney xinh đẹp của Australia là điểm thu hút sự quan tâm đặc biệt trong "bản hợp xướng pháo hoa toàn cầu" chào đón Năm mới. Ước tính, màn pháo hoa này tiêu tốn 6,6 triệu đôla Australia (6,9 triệu USD). Thị trưởng Clover Moore cho biết lễ đón Giao thừa ở Sydney nổi tiếng thế giới và thu hút hơn 1 tỷ người xem không chỉ vì thành phố này là nơi đầu tiên đón Năm mới mà còn vì các màn biểu diễn ở đây rất ngoạn mục. Giới chức thành phố ước tính hơn 1,5 triệu người kéo đến thành phố cảng này để chứng kiến màn pháo trình diễn hoa đặc biệt (khoảng 7 tấn).
Các màn trình diễn pháo hoa lớn cũng thắp sáng sông Thames ở thành phố London (Anh), Quảng trưởng Đỏ ở thành phố Moscow (Nga), bữa tiệc lớn ở Cổng Brandenburg tại thành phố Berlin (Đức) và thành phố Stockholm (Thụy Điển).
Màn pháo bông với bốn con số chào năm mới “2013” được giới trẻ tại Sieversdorf, Đức thực hiện trước giây phút giao thừa. |
Pháo hoa hình '2013' trước Cổng Brandenburger ở thủ đô Berlin của Đức đêm 29/12. Ảnh: AFP/TTXVN |
Trong khi đó, người dân thành phố New York (Mỹ) đón Giao thừa bằng hoạt động thả hoa giấy và bóng bay trên Quảng trường Thời đại, trong khi giới chức thành phố Rio de Janeiro của Brazil tổ chức màn bắn pháo hoa kéo dài 16 phút đối diện với bãi biển Copacabana.
Với mong muốn trở thành một địa danh nổi tiếng trên "bản đồ chào đón Năm Mới", chính quyền thành phố Dubai (Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất) có kế hoạch tổ chức một lễ hội hoành tráng tại tòa nhà cao nhất thế giới mang tên Burj Khalifa.
Tại châu Á, pháo hoa sáng rực bầu trời cảng Victoria ở Đặc khu hành chính Hongkong, thành phố Đài Bắc của Đài Loan và nhiều thành phố khác ở Trung Quốc; trung tâm thủ đô Kuala Lumpur của Malaixia. Trong khi đó, thành phố Souel (Hàn Quốc) chào đón Năm mới bằng lễ rung chuông đồng truyền thống có từ thế kỷ thứ 15, trong khi một số nơi khác trong thành phố cũng sẽ tổ chức bắn pháo hoa. Người dân Nhật Bản chào đón Năm mới bằng cách đến các ngôi đền linh thiêng để cầu mong những điều tốt lành hoặc ở nhà nấu món mì truyền thống và xem các chương trình truyền hình đặc biệt. Thành phố Yangon của Myanmar lần đầu tiên tổ chức bắn pháo hoa và khoảng 50.000 người kéo đến Chùa vàng Shwedagon chào đón Năm mới.
Trái với khung cảnh nhộn nhịp ở nhiều nơi trên thế giới, những người sống sót sau trận bão Bopha vừa qua ở miền Nam Philippines cầu mong lương thực, việc làm và nhà ở sẽ là những vấn đề sẽ được ưu tiên giải quyết trong Năm mới.
(Theo AFP, BBC)