Báo Đồng Nai điện tử
En

Biển Đông lại sôi sục vì luật mới của Trung Quốc

10:12, 03/12/2012

Việc Trung Quốc hồi tuần trước thông báo luật mới về việc cho phép cảnh sát nước này xông lên lục soát, bắt giữ tàu thuyền của các nước khác ở Biển Đông đang làm leo thang căng thẳng trong các cuộc tranh chấp giữa các nước trong khu vực ở vùng biển này.

Việc Trung Quốc hồi tuần trước thông báo luật mới về việc cho phép cảnh sát nước này xông lên lục soát, bắt giữ tàu thuyền của các nước khác ở Biển Đông đang làm leo thang căng thẳng trong các cuộc tranh chấp giữa các nước trong khu vực ở vùng biển này.

Giới những nhà phân tích bên ngoài tin rằng, động thái của tỉnh Hải Nam là một bước đi thêm nữa nhằm thắt chặt quyền kiểm soát đối phần lớn khu vực Biển Đông mà Trung Quốc đang định độc chiếm.

Tuy nhiên, quy định mới vừa được đưa ra của Trung Quốc vẫn còn rất mập mờ và có thể hiểu ở nghĩa rất rộng. Hôm 1/12, một nhà lập chính sách hàng đầu Trung Quốc về các vấn đề liên quan đến Biển Đông đã lên tiếng tìm cách trấn an những quan ngại của các nước về quy định mới của nước này.

Ông Wu Shicun, người đứng đầu Văn phòng Đối ngoại tỉnh Hải Nam, cho biết, các tàu của Trung Quốc sẽ được phép lục soát và truy đuổi tàu cảu nước khác chỉ khi những con tàu này liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp và chỉ khi chúng đi vào vùng lãnh hải 12 hải lý xung quanh các hòn đảo của Trung Quốc. Tuy nhiên, luật mới không chỉ rõ, những hành động như thế nào được Trung Quốc coi là “bất hợp pháp”.

Trong khi những phát biểu trên của ông Wu có thể làm dịu bớt lo ngại về vấn đề tự do đi lại ở những tuyến đường biển quan trọng trên Biển Đông thì nó cũng cho thấy, Trung Quốc tiếp tục tích cực đòi chủ quyền đối với những vùng lãnh hải rộng lớn ở Biển Đông, trong đó có hàng chục đảo thuộc chủ quyền của các nước khác. Và các quan chức hàng đầu Trung Quốc chưa giải thích rõ mục đích của họ nên khiến người ta càng có lý do để đồn đoán, lo ngại.

Luật trên được chính quyền tỉnh Hải Nam đưa ra chỉ chưa đầy một tháng sau khi Lãnh đạo mới của Trung Quốc – ông Tập Cận Bình lên nhậm chức và nó cũng được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang vướng vào một cuộc tranh chấp lãnh thổ căng thẳng với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông.

Luật mới được đưa ra có vẻ không liên quan trực tiếp mấy đến ông Tập Cận Bình nhưng nó làm tăng thêm nỗi lo ngại về việc Trung Quốc – nước giờ đây đã có tàu sân bay và lực lượng hải quân ngày càng lớn, đang tìm cách xúc tiến kế hoạch độc chiếm phần lớn Biển Đông.

Nếu Trung Quốc thực thi luật mới ở bên ngoài phạm vi 12 hải ý thì sự tự do hàng hải ở Biển Đông rõ ràng đang bị đe dọa.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hôm 1/12, ông Mr Wu còn nói rằng, luật mới mà họ đưa ra áp dụng với hàng trăm hòn đảo nằm dải rác khắp khu vực Biển Đông và những vùng nước xung quanh đó, trong đó có cả những hòn đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam và Philippines.

''Luật mới được áp dụng với tất cả vùng lãnh thổ nằm bên trong đường 9 đoạn và các vùng lãnh hải xung quanh”, ông Wu đã nói như vậy. Đường 9 đoạn liên quan đến một tấm bản đồ mà Trung Quốc tự vẽ lên vào những năm 1940, trong đó nước này ngang ngược tự đòi chủ quyền đến 80% khu vực Biển Đông. Đường 9 đoạn của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của không chỉ các nước trong khu vực mà cả cộng đồng quốc tế, cộng đồng các nhà khoa học và học giả trên khắp thế giới.

Một số nước hiện cũng rất đang tức giận trước việc Trung Quốc gần đây đưa bản đồ có đường 9 đoạn vào hộ chiếu mới của nước này.

Philippines và Việt Nam đã kiên quyết từ chối đóng dấu vào hộ chiếu mới của Trung Quốc. Thay vào đó, họ cấp một tờ giấy thông hành riêng rẽ cho những người Trung Quốc mang hộ chiếu mới muốn vào lãnh thổ của hai nước này.

Philippines, một đồng minh của Mỹ và cũng là một trong những nước phản đối mạnh mẽ nhất các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây, cũng đã có phản ứng quyết liệt trước luật mới của Trung Quốc.

Trong một tuyên bố được đưa ra hôm 1/12, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết: “Việc Trung Quốc có ý định cho cảnh sát lục soát, bắt giữ tàu của nước khác ở Biển Đông là hành động phạm pháp. Philippines sẽ tiếp tục nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng, việc Trung Quốc đòi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông không chỉ là hành động đi quá xa mà còn là mối đe dọa đối với tất cả các nước”. (theo SMH, ABS-CBNnews)

 

 

Tin xem nhiều