Báo Đồng Nai điện tử
En

UNESCO: Tục thờ cúng Vua Hùng có khả năng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể

10:11, 30/11/2012

Trong cuộc họp báo diễn ra ngày 29-11 tại trụ sở của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tại Paris (Pháp), Thư ký Công ước bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, bà Cécile Duvelle cho biết “Hồ sơ thờ cúng Vua Hùng của Việt Nam sẽ là một trong 35 di sản được đệ trình để công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới”.

Trong cuộc họp báo diễn ra ngày 29-11 tại trụ sở của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tại Paris (Pháp), Thư ký Công ước bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, bà Cécile Duvelle cho biết “Hồ sơ thờ cúng Vua Hùng của Việt Nam sẽ là một trong 35 di sản được đệ trình để công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới”. Dự kiến, việc xét duyệt sẽ diễn ra tại Hội nghị lần thứ 7 Ủy ban liên chính phủ về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, được tổ chức từ ngày 3 đến 7-12-2012 tại Paris.

Hát Xoan là dân ca hát thờ vua Hùng ra đời từ thời kỳ Hùng Vương dựng nước.
Hát Xoan là dân ca hát thờ vua Hùng ra đời từ thời kỳ Hùng Vương dựng nước.

Cuộc họp báo diễn ra dưới sự chủ tọa của bà Cécile Duvelle, đã thu hút sự tham gia đông đảo của các phóng viên báo chí trong nước và hầu hết các nước có hồ sơ được đệ trình như Algeria, Armenia, Bỉ, Croatia, Nhật Bản, Việt Nam...

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Pháp, bà Cécile Duvelle cho biết Việt Nam là đất nước rất năng động. Báo cáo năm nay của Việt Nam về bảo vệ di sản văn hóa rất chi tiết và được đánh giá tốt. Bà khẳng định Việt Nam đã có những nỗ lực tổng thể trong hoạt động bảo tồn, đồng thời đánh giá rất cao việc Việt Nam áp dụng các kiến thức về bảo tồn di sản vào giáo dục bằng nhiều cách, dưới nhiều hình thức đa dạng. Theo bà Duvelle, Việt Nam cũng được nhắc tới nhiều trong các báo cáo của Ủy ban di sản UNESCO vì có những biện pháp, cách thức bảo tồn di sản đáng chú ý. Bà nhấn mạnh Việt Nam là một hình mẫu cho thấy không phải cứ là quốc gia giàu có mới có thể đưa ra được những biện pháp bảo tồn tốt nhất. Đặc biệt, Việt Nam đã gắn việc bảo tồn di sản văn hóa với sự phát triển bền vững của đất nước, phát triển văn hóa và phát triển kinh tế, xã hội…

(Theo AFP, TTXVN)

Tin xem nhiều