Báo Đồng Nai điện tử
En

Trung Quốc chi hàng tỉ USD tự phát triển động cơ máy bay

02:11, 15/11/2012

 Một công ty nhà nước của Trung Quốc sẽ đầu tư một khoản tiền ban đầu 10 tỉ Tệ (1,6 tỉ USD) để phát triển động cơ máy bay của riêng Trung Quốc, khi nước này nỗ lực đuổi kịp các nước khác.

 Một công ty nhà nước của Trung Quốc sẽ đầu tư một khoản tiền ban đầu 10 tỉ Tệ (1,6 tỉ USD) để phát triển động cơ máy bay của riêng Trung Quốc, khi nước này nỗ lực đuổi kịp các nước khác.

 Trung Quốc chi hàng tỉ USD tự phát triển động cơ máy bay
Chiếc máy bay chở khách tầm trung C919 của Trung Quốc sẽ là đối thủ đáng gờm của máy bay Boeing và Airbus.

Tờ China Daily cho hay, Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) sẽ đầu tư số tiền trên để nghiên cứu và phát triển một loại động cơ “tiên tiến” trong giai đoạn đầu của chương trình kéo dài tới năm 2015.

Trong khi đó Tân Hoa xã cho hay, tổng chi phí phát triển động cơ của tất cả các công ty trên khắp cả nước có thể lên tới 100 tỉ Tệ.

AVIC đã tự sản xuất động cơ cho các máy bay loại nhỏ, như máy bay huấn luyện hay máy bay tư nhân, cũng như máy bay quân sự.

Và theo Tân Hoa xã, AVIC hi vọng sẽ cung cấp một loại động cơ tiên tiến hơn cho tới năm 2025.

“Trung Quốc giờ đây hoàn toàn có khả năng thay đổi tình hình với sức mạnh tổng thể đang ngày một lớn của mình”, phó chủ tịch công ty động cơ AVIC, Zhang Jian, được Tân Hoa xã dẫn lời bên lề Triển lãm hàng không Chu Hải cho biết.

Mục tiêu ban đầu là đảm bảo cho không quân được trang bị các động cơ sản xuất nội địa đang ở “tương lai gần”, China Daily khẳng định.

Trung Quốc cũng đang phát triển một máy bay dân dụng lớn hơn nhằm thách thức với sự thống trị trong ngành này của các ông lớn Boeing và Airbus. Tuy nhiên chiếc máy bay dân sự này sẽ sử dụng động cơ do GE Aviation và tập đoàn hàng không vũ trụ Pháp Safran sản xuất.

Nhà sản xuất, Tập đoàn máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC), đã nhận được 50 đơn đặt hàng cho chiếc C919 vào tuần này, nâng tổng số đơn đặt hàng lên 380 chiếc, mặc dù chiếc máy bay chưa được cất cánh.

COMAC đặt mục tiêu sẽ cho C919 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2014 và đưa chiếc máy bay vào thị trường năm 2016.

C919 sẽ có tới 168 ghế ngồi và có tầm xa tối đa 5.555km, khiến nó trở thành đối thủ trực tiếp với các máy bay tầm trung của Boeing và Airbus, hiện đang chiếm 70% thị phần ở Trung Quốc.

Theo AFP
 

Tin xem nhiều