Báo Đồng Nai điện tử
En

Tàu Trung Quốc tuần tra ở vùng biển tranh chấp với Nhật Bản

10:09, 14/09/2012

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết, sáng 14-9, sáu tàu hải giám của Trung Quốc đã đi vào vùng biển gần quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

* Nhật Bản tuyên bố sẽ áp dụng "mọi biện pháp có thể" để bảo đảm an ninh

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết, sáng 14-9, sáu tàu hải giám của Trung Quốc đã đi vào vùng biển gần quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Tàu hải giám Trung Quốc tuần tra gần vùng đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông ngày 14/9. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tàu hải giám Trung Quốc tuần tra gần vùng đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông ngày 14/9. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, hai tàu Hải giám 51 và Hải giám 56 của Trung Quốc đã đi vào vùng biển quanh đảo Taisho lúc 6h20' giờ địa phương, sau đó 4 tàu khác vào vùng biển quanh đảo Kuba lúc 7h05’. Đến khoảng 8h00, hai tàu hải giám Trung Quốc đã rời đi.

[links(left)]Hãng thông tấn Kyodo đưa tin Chính phủ Nhật Bản đã thành lập phòng đặc nhiệm tại Trung tâm Giải quyết khủng hoảng thuộc Văn phòng Thủ tướng và lực lượng đặc nhiệm tại Cơ quan cảnh sát quốc gia để giải quyết vấn đề trên. Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tuyên bố Tokyo "sẽ áp dụng tất cả các biện pháp có thể" để đảm bảo an ninh xung quanh quần đảo Nhật Bản khẳng định chủ quyền.

Trong khi đó, Tân Hoa xã dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận "hai tàu hải giám Trung Quốc đã tới vùng biển quanh quần đảo Điếu Ngư để bắt đầu tuần tra và thực thi luật pháp", cho biết các hoạt động này "nhằm chứng tỏ quyền tài phán của Trung Quốc" đối với các đảo trên.

Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Chikao Kawai đã lập tức cho triệu Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Trình Vĩnh Hoa đến để phản đối tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản.



Trong động thái mới nhất, cùng ngày 14-9, đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc Lý Bảo Đông đã trình Tổng thư ký LHQ Ban Ki-mun văn bản của Chính phủ Trung Quốc xác định ranh giới quần đảo Điếu Ngư mà Bắc Kinh nhận chủ quyền. Theo điều 16 trong Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), tất cả các quốc gia ven biển phải trình TTK LHQ bản đồ ranh giới vùng biển và quần đảo nhận chủ quyền, bao gồm các tọa độ địa lý xác định các ranh giới.

* Trong một diễn biến liên quan, Nhật đã ra cảnh báo an toàn đối với các công dân nước này ở Trung Quốc sau 6 vụ tấn công và quấy rối “nghiêm trọng”, một nhà ngoại giao Nhật hôm nay 14-9 cho hay, trong bối cảnh căng thẳng trên quần đảo tranh chấp giữa hai nước đang dâng cao.

(Theo Kyodo)

Tin xem nhiều