Mạng tin "Oil price" ngày 25/9 cho biết thị trường nhiên liệu sinh học gồm các loại nhiên liệu có nguồn gốc từ dầu thực vật, đường, mỡ động vật và các nguồn tự nhiên khác, dành cho ô tô đã tăng lên hơn 1,78 tỷ USD năm 2011 tại Đông Nam Á.
Mạng tin "Oil price" ngày 25/9 cho biết thị trường nhiên liệu sinh học gồm các loại nhiên liệu có nguồn gốc từ dầu thực vật, đường, mỡ động vật và các nguồn tự nhiên khác, dành cho ô tô đã tăng lên hơn 1,78 tỷ USD năm 2011 tại Đông Nam Á.
Hiện nay, tỷ lệ nhiên liệu sinh học chiếm khoảng 1,8% tổng thị trường nhiên liệu dành cho ô tô, và dự kiến tăng lên 3,3% vào năm 2017, với giá trị thị trường khoảng 4,3 tỷ USD.
Theo một phân tích của Công ty Frost & Sullivan, các chính phủ Đông Nam Á đã ban hành quy định yêu cầu pha nhiên liệu sinh học theo các tỷ lệ khác nhau để thúc đẩy việc sử dụng nhiên liệu sinh học tại quốc gia của họ.
Động thái này một phần bắt nguồn từ việc thực thi Nghị định thư Kyoto nhằm cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính của mỗi quốc gia, nhưng cũng là một cách để khuyến khích ngành nông nghiệp và giảm sự phụ thuộc vào dầu thô.
Ông Shree Vidhyaa Karunanidhi, nhà phân tích nghiên cứu của Frost & Sullivan cho rằng hầu hết các nước Đông Nam Á đều phải nhập khẩu dầu thô. Để giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu dầu mỏ, trong khi vẫn đáp ứng được các nhu cầu năng lượng, các chính phủ trong khu vực đang tích cực khuyến khích nhiên liệu sinh học như một loại nhiên liệu thay thế có tiềm năng bền vững hơn so với dầu thô".
Mặc dù Đông Nam Á có thể thiếu dầu thô, nhưng họ lại có nhiều loại nông sản mà các ngành nhiên liệu sinh học có thể sử dụng. Hai thách thức mà ngành nhiên liệu sinh học tại Đông Nam Á đang phải đối mặt là sự cạnh tranh từ ngành thực phẩm và các khoản trợ cấp lỗi thời của chính phủ cho các loại xăng dầu.
Theo phân tích trên, hai thách thức đó có thể được giải quyết bằng cách ban hành một bộ luật buộc phải pha nhiên liệu sinh học, hủy bỏ các khoản trợ cấp đối với xăng dầu, cung cấp những ưu đãi cho người tiêu dùng và giảm thuế cho các công ty nhiên liệu sinh học. Frost & Sullivan cũng khuyến nghị các công ty sinh học cố gắng nâng cao hiệu quả khai thác, cũng như cách thức đảm bảo các nguồn nguyên liệu thô.
Theo nghiên cứu, Thái Lan hiện là thị trường nhiên liệu sinh học "trưởng thành" nhất tại Đông Nam Á. Lượng diesel sinh học và ethanol tiêu thụ đang tăng mạnh tại Philiippines, nhưng quốc gia này vẫn chủ yếu phụ thuộc vào dầu thô nhập khẩu. Indonesia có một thị trường ethanol sơ khai và đang tìm cách nâng cao sản lượng diesel sinh học.
Trong khi đó, Việt Nam dự kiến ban hành quy định buộc phải trộn ethanol vào xăng từ năm 2013. Việt Nam cũng đang tìm cách sản xuất các loại nhiên liệu sinh học như diesel sinh học từ cá da trơn và ethanol từ sắn.
Hiện nay, tỷ lệ nhiên liệu sinh học chiếm khoảng 1,8% tổng thị trường nhiên liệu dành cho ô tô, và dự kiến tăng lên 3,3% vào năm 2017, với giá trị thị trường khoảng 4,3 tỷ USD.
Theo một phân tích của Công ty Frost & Sullivan, các chính phủ Đông Nam Á đã ban hành quy định yêu cầu pha nhiên liệu sinh học theo các tỷ lệ khác nhau để thúc đẩy việc sử dụng nhiên liệu sinh học tại quốc gia của họ.
Động thái này một phần bắt nguồn từ việc thực thi Nghị định thư Kyoto nhằm cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính của mỗi quốc gia, nhưng cũng là một cách để khuyến khích ngành nông nghiệp và giảm sự phụ thuộc vào dầu thô.
Ông Shree Vidhyaa Karunanidhi, nhà phân tích nghiên cứu của Frost & Sullivan cho rằng hầu hết các nước Đông Nam Á đều phải nhập khẩu dầu thô. Để giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu dầu mỏ, trong khi vẫn đáp ứng được các nhu cầu năng lượng, các chính phủ trong khu vực đang tích cực khuyến khích nhiên liệu sinh học như một loại nhiên liệu thay thế có tiềm năng bền vững hơn so với dầu thô".
Mặc dù Đông Nam Á có thể thiếu dầu thô, nhưng họ lại có nhiều loại nông sản mà các ngành nhiên liệu sinh học có thể sử dụng. Hai thách thức mà ngành nhiên liệu sinh học tại Đông Nam Á đang phải đối mặt là sự cạnh tranh từ ngành thực phẩm và các khoản trợ cấp lỗi thời của chính phủ cho các loại xăng dầu.
Theo phân tích trên, hai thách thức đó có thể được giải quyết bằng cách ban hành một bộ luật buộc phải pha nhiên liệu sinh học, hủy bỏ các khoản trợ cấp đối với xăng dầu, cung cấp những ưu đãi cho người tiêu dùng và giảm thuế cho các công ty nhiên liệu sinh học. Frost & Sullivan cũng khuyến nghị các công ty sinh học cố gắng nâng cao hiệu quả khai thác, cũng như cách thức đảm bảo các nguồn nguyên liệu thô.
Theo nghiên cứu, Thái Lan hiện là thị trường nhiên liệu sinh học "trưởng thành" nhất tại Đông Nam Á. Lượng diesel sinh học và ethanol tiêu thụ đang tăng mạnh tại Philiippines, nhưng quốc gia này vẫn chủ yếu phụ thuộc vào dầu thô nhập khẩu. Indonesia có một thị trường ethanol sơ khai và đang tìm cách nâng cao sản lượng diesel sinh học.
Trong khi đó, Việt Nam dự kiến ban hành quy định buộc phải trộn ethanol vào xăng từ năm 2013. Việt Nam cũng đang tìm cách sản xuất các loại nhiên liệu sinh học như diesel sinh học từ cá da trơn và ethanol từ sắn.
TTXVN