Liên minh châu Âu (EU) cần trở thành một Liên bang các nhà nước, hay gọi cách khác là Hợp chủng quốc của châu Âu, để hướng tới sự hội nhập toàn diện về kinh tế và chính trị. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Baroso đưa ra lời kêu gọi này trong Thông điệp liên minh hàng năm đọc trước Nghị viện châu Âu ngày 12-9.
Liên minh châu Âu (EU) cần trở thành một Liên bang các nhà nước, hay gọi cách khác là Hợp chủng quốc của châu Âu, để hướng tới sự hội nhập toàn diện về kinh tế và chính trị. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Baroso đưa ra lời kêu gọi này trong Thông điệp liên minh hàng năm đọc trước Nghị viện châu Âu ngày 12-9.
Ông Jose Manuel Baroso |
Người đứng đầu EC nói rõ ông không kêu gọi thành lập một "siêu Nhà nước" châu Âu mà chỉ muốn nhấn mạnh EU sẽ chẳng khác gì một "tập hợp các thành phần" nếu không hội nhập sâu rộng hơn. Ông kêu gọi các nước thành viên không quan ngại với cụm từ "Chúng ta cần tiến tới một Liên bang các nhà nước" vì ý tưởng này là tầm nhìn chính trị chi phối mọi hoạt động của EU trong những năm tới. Tuy nhiên, việc thành lập Liên bang các nhà nước EU đòi hỏi thể chế này sẽ phải có Hiệp ước quản trị mới.
Ông Baroso cho rằng Liên bang các nhà nước EU có thể giúp giải quyết các vấn đề chung của châu Âu thông qua chia sẻ chủ quyền theo cách thức mà mỗi nước và các công dân của họ được trang bị tốt hơn để nắm giữ vận mệnh của mình. Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, EU khó có khả năng cạnh tranh nếu không chia sẻ chủ quyền và hành động như một thể chế duy nhất.
Với quan điểm cần xem xét lại Hiệp ước EU hiện nay, Chủ tịch Baroso nhấn mạnh việc thay đổi văn bản pháp lý về quản trị thể chế này đã từng xảy ra trước đây, song sẽ là một quá trình phức tạp và lâu dài kéo theo những căng thẳng giữa các nước thành viên. Ông cho biết văn phòng EC sẽ soạn thảo các đề xuất về định hình EU trong tương lai, bao gồm những thay đổi về pháp lý cần thiết để liên minh trở thành một Liên bang các nhà nước vào trước giữa năm 2014. Ông đồng thời kêu gọi thảo luận rộng rãi về cách thức thay đổi EU và cách thức cạnh tranh với các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc và Mỹ trong thế kỷ 21.
(Theo AFP)