Báo Đồng Nai điện tử
En

Bắc Cực có thể hết băng vào cuối thập niên này?

09:09, 20/09/2012

Nhà hải dương học Wieslaw Maslowski thuộc trường Cao học Hải quân Mỹ cho biết với tốc độ tan chảy như hiện nay thì đến cuối thập niên này có thể Bắc Cực sẽ không còn băng nữa.

Nhà hải dương học Wieslaw Maslowski thuộc trường Cao học Hải quân Mỹ cho biết với tốc độ tan chảy như hiện nay thì đến cuối thập niên này có thể Bắc Cực sẽ không còn băng nữa.
Nhà hải dương học Wieslaw Maslowski thuộc trường Cao học Hải quân Mỹ cho biết với tốc độ tan chảy như hiện nay thì đến cuối thập niên này có thể Bắc Cực sẽ không còn băng nữa.
Nhà hải dương học Wieslaw Maslowski thuộc trường Cao học Hải quân Mỹ cho biết với tốc độ tan chảy như hiện nay thì đến cuối thập niên này có thể Bắc Cực sẽ không còn băng nữa.

Các nhà khoa học ngày 19/9 đã lên tiếng báo động về những hậu quả toàn cầu nhãn tiền do tình trạng tan băng ở Bắc Cực, trong đó có cả nguy cơ khí mêtan thoát ra từ những tầng đất tưởng như bị đóng băng vĩnh cửu.

Trường Đại học Columbia và tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace đã tổ chức các sự kiện riêng rẽ nhằm thảo luận số liệu của Chính phủ Mỹ cho biết lượng băng bao phủ Bắc Cực hiện giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi hoạt động thu thập dữ liệu này được thực hiện từ năm 1979.

Theo số liệu của Trung tâm Dữ liệu Băng và Tuyết Quốc gia Mỹ có trụ sở tại bang Colorado, các hình ảnh vệ tinh cho thấy lượng băng Bắc Cực đã tan chảy mạnh và tính đến ngày 16/9 chỉ còn 3,4 triệu km2, mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay.

Phát biểu tại hội thảo của tổ chức Greenpeace, nhà hải dương học Wieslaw Maslowski thuộc trường Cao học Hải quân Mỹ cho biết từ năm 1979 đến 2012, lượng băng ở Bắc Cực đã suy giảm trung bình 13% mỗi thập kỷ, cao hơn so với mức giảm 6% trong giai đoạn 1979-2000. Ông cảnh báo nếu xu hướng này tiếp tục, băng ở Bắc Cực sẽ không còn vào cuối thập niên này.

Các nhà khoa học cho rằng khí hậu Trái Đất đang ấm lên do lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính thải ra ngày càng nhiều. Trong khi đó, các nhà môi trường cảnh báo một loạt những sự kiện khí hậu cực đoan xảy ra trên khắp toàn cầu như bão tố, lũ lụt hay hạn hán trầm trọng cho thấy tính cấp bách của việc phải cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Thời tiết cực đoan bao gồm cả hạn hán và những đợt nắng nóng dữ dội mùa Hè vừa qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nông nghiệp của Mỹ. Các nhà khoa học cũng cảnh báo người ta có thể nhận thấy ngay hậu quả của băng tan khiến nước biển dâng cao đe dọa nhấn chìm các khu vực duyên hải trên toàn cầu./.
 
(TTXVN)

 

Tin xem nhiều