Ngày 9-8, nhiều phương tiện truyền thông của Mỹ như AP, CNN, Boston.com, Los Angeles Times, Business Week, Huffington Post, Navy Times và Army Times... đồng loạt hoan nghênh việc lần đầu tiên kể từ khi chiến tranh kết thúc, Mỹ trực tiếp tham gia vào các hoạt động tẩy rửa chất độc da cam/dioxin mà quân đội Mỹ đã rải xuống lãnh thổ Việt Nam cách đây 50 năm.
Ngày 9-8, nhiều phương tiện truyền thông của Mỹ như AP, CNN, Boston.com, Los Angeles Times, Business Week, Huffington Post, Navy Times và Army Times... đồng loạt hoan nghênh việc lần đầu tiên kể từ khi chiến tranh kết thúc, Mỹ trực tiếp tham gia vào các hoạt động tẩy rửa chất độc da cam/dioxin mà quân đội Mỹ đã rải xuống lãnh thổ Việt Nam cách đây 50 năm. Dư luận Mỹ cho rằng với việc làm này, Mỹ đã bắt đầu một dự án mang tính cột mốc để tẩy sạch những hóa chất độc hại và nguy hiểm đã và đang tiếp tục gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng kéo dài đối với các thế hệ người Việt Nam và cả các cựu binh Mỹ.
Xử lý đất nhiễm dioxin ở sân bay Đà Nẵng |
[links(left)]Các phương tiện truyền thông Mỹ đưa tin Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear, tại lễ khởi công dự án xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tổ chức ngày 9-8 ở sân bay Đà Nẵng, đã tuyên bố dự án này là cột mốc lịch sử, bước đi đầu tiên trong sự hợp tác giữa hai nước nhằm giải quyết các hậu quả của chiến tranh để lại và ông "trông chờ những kết quả tốt đẹp hơn tiếp theo". Dự án này trị giá 43 triệu USD và được thực hiện trong 4 năm trên diện tích khoảng 19 hécta. Công việc chính của dự án là dùng công nghệ để tẩy sạch chất dioxin ra khỏi đất đá và nguồn nước của khu vực trước đây là căn cứ không quân của Mỹ tại Đà Nẵng.
Từ năm 2007 tới nay, Mỹ đã viện trợ khoảng 60 triệu USD cho việc xử lý môi trường và một số dịch vụ xã hội liên quan tới chất độc dioxin. Với 41 triệu USD viện trợ không hoàn lại trong dự án trên, Mỹ lần đầu tiên trực tiếp tham gia các hoạt động làm sạch dioxin đã thấm sâu vào lòng đất và nguồn nước. Đại sứ Shear cho biết Washington cũng đang lập kế hoạch đánh giá mức độ ô nhiễm của căn cứ không quân trước đây của Mỹ ở Biên Hòa (Đồng Nai), một trong những điểm nóng về hậu quả chất độc dioxin. Ngoài ra còn có sân bay Phù Cát (Bình Định) và nhiều nơi khác ở Việt Nam mà cho tới nay vẫn chưa có đánh giá cụ thể về mức độ phơi nhiễm.
(Theo AP, TTXVN)