Báo Đồng Nai điện tử
En

Hải quân TQ nghênh ngang ở Địa Trung Hải

11:08, 08/08/2012

Lần đầu tiên kể từ khi Trung Quốc tái trỗi dậy trở thành một cường quốc "không thể xem thường", các cường quốc phương Tây đang bắt đầu phải đối mặt với nguy cơ xảy ra đụng độ với lực lượng quân đội Trung Quốc bên ngoài sân sau của người khổng lồ châu Á này.

Lần đầu tiên kể từ khi Trung Quốc tái trỗi dậy trở thành một cường quốc "không thể xem thường", các cường quốc phương Tây đang bắt đầu phải đối mặt với nguy cơ xảy ra đụng độ với lực lượng quân đội Trung Quốc bên ngoài sân sau của người khổng lồ châu Á này.

Thành phần quan trọng hàng đầu đảm bảo cho sự phát triển của Trung Quốc những năm gần đây đã thay đổi từ lực lượng quân đội với lục quân làm trọng tâm của Mao Trạch Đông sang lực lượng quân đội mà các ngành vũ trang khác - Lực lượng không quân Quân đội giải phóng nhân dân (PLAAF), Hải quân Quân đội giải phóng nhân dân (PLAN) và Lực lượng Quân đoàn pháo binh thứ hai - đang nhận thể hiện khả năng hành động lớn hơn.

Đặc biệt trong đó, lực lượng hải quân Trung Quốc đã phát triển cùng với tham vọng trở thành cường quốc toàn cầu của Bắc Kinh, cho phép nó không chỉ đại diện khẳng định uy thế quốc gia, như trong hoạt động hợp tác chống cướp biển ngoài khơi vịnh Eden, mà còn củng cố cho các yêu sách chiến lược cao hơn của Trung Quốc.

Điều này đặc biệt trở nên rõ ràng vào cuối tuần qua khi hạm đội tàu hộ tống của PLAN, bao gồm tàu khu trục tên lửa Loại 052 "Thanh Đảo" (số hiệu 113), Loại 054A "Yên Đài" (số hiệu 538), và tàu tiếp tế dầu "Weighanhu" (số hiệu 887), được cho là đã đi qua Kênh đào Suez, với sự cho phép của Cairo, trên đường tới Địa Trung Hải (chỉ có truyền thông Ai Cập đưa tin về đội tàu này). Hôm chủ nhật (29/7), mặc dù truyền thông Ai Cập ban đầu cho biết đội tàu có thể sẽ tổ chức tập trận quân sự tại Địa Trung Hải, truyền thông Ai Cập cũng như các trang truyền thông Trung Đông khác hôm sau đó lại nói tàu tiếp tục đi qua Dardanelles trong hành trình tới Ukraine.

Kiểu "thị uy" như vậy vào thời điểm này tạo một tiền lệ với những hệ lụy nghiêm trọng đối với an ninh thế giới, bởi Bắc Kinh, một đồng minh của Syria, cùng với Nga đã phủ quyết nghị quyết của Hội Đồng Bảo An nhằm gia tăng áp lực buộc chế độ Bashar al-Assad chấm dứt cuộc đàm áp đẫm máu đối với dân thường tại đây.

Truyền thông Trung Đông hồi tháng 6 loan tin rằng các tàu của PLAN đã có kế hoạch tham gia tập trận chung ở ngoài khơi Syria cùng với hải quân Syria, Nga và Iran (Nga và Syria sau đó đã phủ nhận kế hoạch tập trận chung trên). Moscow, cũng giống như Bắc Kinh, phản đối sự can thiệp của bên ngoài vào Syria, và giữa tháng 7 đã cử một đội tàu nhỏ gồm 11 tàu chiến tới Địa Trung Hải, và bổ sung thêm một số tàu mới vào cuối tháng. Nga khẳng định rằng các tàu chiến đó không tham gia nhiệm vụ tại Syria, mà đang chuẩn bị cho cuộc tập trận Kaskad-2012 dự kiến diễn ra vào tháng 10. Về phần mình, Tehran, một đồng minh nữa của Bắc Kinh, đang lo ngại khả năng thay đổi chế độ tại Syria, một phần vì Syria dưới thời al-Assad đóng vai trò như một kênh quan trọng đưa hỗ trợ của Iran tới cho lực lượng Hezbollah tại Lebanon.

Mặc dù có vẻ như các cuộc tập trận sẽ không diễn ra ở thời điểm sớm, nhưng rất có thể một số cuộc sẽ được tổ chức khi sự hiện diện của Trung Quốc trở nên thường xuyên hơn. Và một điều chắc chắn là: việc qua lại của các tàu PLAN và tàu của Nga trong khu vực không phải là chuyện ngẫu nhiên - nó rõ ràng nhằm ngăn chặn sự can thiệp của của các cường quốc phương Tây đối với cuộc khủng hoảng Syria.

Hoạt động của tàu chiến Trung Quốc trong khu vực dĩ nhiên tiềm ẩn những rủi ro, đặc biệt ở thời điểm căng thẳng tăng cao giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ở Biển Đông. Càng nhiều điểm xung đột, càng có nguy cơ đến một lúc nào đó, đụng độ dù là vô tình hay cố ý sẽ xảy ra. Và khi Bắc Kinh ngày càng cảm nhận mình là nạn nhân, rất có thể một cuộc đụng độ với tàu PLAN tại Địa Trung Hải sẽ gia tăng áp lực đòi hỏi tiến hành trả đũa ở đâu đó. Điều này đặc biệt dễ xảy ra nếu các nhà hoạch định chính sách tại Bắc Kinh, những người có xu hướng coi Trung Quốc là "nạn nhân", nhìn nhận vụ việc là một âm mưu chống lại Trung Quốc, do đó khiến cho Bắc Kinh có thể biện minh cho hành động trả đũa là vì lý do tự vệ.

Có thể còn hơn sớm nếu kết luận Bắc Kinh đang ngày càng bành trướng, nhưng rõ ràng chúng ta đang chứng kiến sự trỗi dậy của một cường quốc mới - với ảnh hưởng vượt đại dương - mà những toan tính chiến lược, hay giá trị của các nhà lãnh đạo chính trị, thường đối nghịch với của phương Tây. Nếu quả quyết lợi ích của mình đang bị đi dọa bởi các lý tưởng phương Tây, như trách nhiệm bảo vệ dân tường tại các nhà nước đã thất bại hay đang thất bại, Trung Quốc có thể sẽ có những hành động quân sự để ngăn cản các nỗ lực của phương Tây. Điều này sẽ đặc biệt đúng nếu cuộc lật đổ al-Assad bị coi là phát súng khơi mào cho một cuộc cách mạng mùa xuân chống độc tài mới, một diễn biến đã gây hoang mang sâu sắc tại Bắc Kinh và có lẽ đã dẫn tới quyết định hạn chế tự do hơn ở trong nước.

Trong một cuộc chiến tranh nếu xảy ra chắc chắn sẽ có sự can thiệp quân sự, như tại Syria, nguy cơ dẫn đến những sự cố hay hiểu nhầm sai sẽ cực kỳ cao, đặc biệt trong bối cảnh tinh thần chống áp bức đang rất lớn. Đơn cử, mặc dù không tham gia trực tiếp vào chiến sự, nhưng các tàu chiến của PLAN đã cố gắng tạo ra một giới tuyến trên biển nhằm ngăn chặn tàu phương Tây tiếp cận Syria và tiến hành các chiến dịch quân sự chống lại nước này, hay nhằm phá tan một lệnh cấm vận. Các bên tham gia sẽ phản ứng ra sao trong một kịch bản như vậy là còn điều còn bỏ ngỏ. Nhưng có một nguy cơ tiềm tàng là bất kỳ sự đụng độ nào cũng có khả năng châm ngòi cho một phản ứng dây chuyền mà ảnh hưởng của nó có thể dội mạnh trở lại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Theo VietNamNet, The Diplomat

 

Tin xem nhiều