Các kênh truyền hình Nga gồm Kênh I, Nước Nga, Nước Nga 24 và NTV chiều 27-7 đều đưa nổi bật và đánh giá cao kết quả hội đàm cấp cao Nga/Việt tại Sochi trong ngày giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đang ở thăm chính thức LB Nga.
Các kênh truyền hình Nga gồm Kênh I, Nước Nga, Nước Nga 24 và NTV chiều 27-7 đều đưa nổi bật và đánh giá cao kết quả hội đàm cấp cao Nga/Việt tại Sochi trong ngày giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đang ở thăm chính thức LB Nga.
Các kênh truyền hình trên đây coi việc hai nước ký 6 văn kiện hợp tác trong khuôn khổ chuyến thăm Nga lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là thêm một bằng chứng thực tế về việc Nga và Việt Nam đang phấn đấu tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và hợp tác cùng có lợi, đặc biệt trong các lĩnh vực dầu-khí, năng lượng nguyên tử, giáo dục và du lịch. Phía Nga đánh giá cao sự sẵn sàng của Việt Nam trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các liên doanh hai nước hoạt động cũng như cho các tập đoàn-công ty Nga đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam. Moscow coi trọng sự ủng hộ của Việt Nam dành cho Nga trên cương vị Chủ tịch Nhóm các nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi (G-20) cùng Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) cũng như việc Nga sắp trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Về phần mình, Nga đã đồng ý cho Việt Nam vay gần 10 tỷ USD tín dụng, trong đó có 8 tỷ USD để xây dựng nhà máy điện nguyên tử tại Ninh Thuận. Dư luận báo chí Nga cũng đánh giá cao quyết tâm của hai nước nhằm tăng kim ngạch trao đổi hàng hóa song phương từ mức 3 tỷ USD hiện nay lên 5 tỷ USD vào năm 2015. Đặc biệt, bốn kênh truyền hình trên đây đề cao quan điểm giống nhau của hai bên nhằm phản đối mọi mưu đồ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, trước hết là mọi hành động can thiệp bằng quân sự vào công việc các nước có chủ quyền và việc áp dụng các biện pháp cấm vận-trừng phạt đơn phương, sự sẵn sàng của hai bên nhằm ủng hộ việc giải quyết hòa bình mọi tranh chấp trong khu vực, nhằm phối hợp hành động để đối phó với những nguy cơ và thách thức mới, góp phần cho an ninh và ổn định quốc tế, hòa bình và sự phát triển ổn định tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
(Theo Itar-TASS)