Manila hôm nay lên tiếng bảo vệ việc tìm cách đưa vấn đề Biển Đông ra trước hội nghị bộ trưởng ASEAN tại Campuchia mới đây.
Manila hôm nay lên tiếng bảo vệ việc tìm cách đưa vấn đề Biển Đông ra trước hội nghị bộ trưởng ASEAN tại Campuchia mới đây.
Manila hôm nay lên tiếng bảo vệ việc tìm cách đưa vấn đề Biển Đông ra trước hội nghị bộ trưởng ASEAN tại Campuchia mới đây. |
[links(left)]Trong một thông báo, Thứ trưởng Ngoại giao Philippines, Erlinda F. Basilio bác bỏ việc quốc đảo này bị đổi lỗi cho thất bại trong việc thống nhất về bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông. Trước đó, có thông tin cho rằng một số nước thành viên ASEAN nghĩ Philippines gây căng thẳng bằng cách đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ra trước hội nghị.
"ASEAN đã nhất trí về các thành tố chính của bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông để đàm phán với Trung Quốc. Sự căng thẳng mà ASEAN đang cảm nhận không phải là lỗi của Philippines, mà nó được cho là xuất phát từ việc không thể có được sự đồng thuận", bà Basilio nói. "Trong khuôn khổ của ASEAN, Philippines cần kiên định rằng lợi ích quốc gia phải là đầu tiên".
Thứ trưởng ngoại giao Philippines cho biết thêm rằng sự căng thẳng trong cuộc họp là vì Campuchia quyết giữ quan điểm không đưa những diễn biến gần đây tại Biển Đông vào thông cáo chung của ASEAN. Sau đó, lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm tồn tại, ASEAN đã không thể ra được một thông cáo chung sau các hội nghị bộ trưởng.
Bà Basilio cũng bác bỏ quan điểm ch rằng Philippines đơn độc, và cho biết Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam cũng như tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan đều tin rằng việc đưa các tranh chấp ở Biển Đông vào thông cáo chung là cần thiết.
"Tại tất cả các hội nghị ASEAN và nhiều diễn đàn khác, Philippines luôn kiên định với chủ trương tiếp cận hòa bình và theo luật pháp trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên biển để phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), đồng thời thúc giục Trung Quốc tiếp tục các cuộc đối thoại cũng như tham vấn", Thứ trưởng Basilio cho hay.
Việc ASEAN lần đầu tiên không đưa ra được thông cáo chung xảy ra trong bối cảnh tình hình khu vực, đặc biệt là tại Biển Đông, liên tiếp có nhiều diễn biến phức tạp trong thời gian qua. Trung Quốc và Philippines có căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham từ đầu tháng 4 tới nay. Sau đó, Việt Nam cùng Philippines phản đối lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông mà Trung Quốc đơn phương áp đặt.
Gần đây, việc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu tại 9 lô dầu khí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã bị Việt Nam cực lực phản đối. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị gọi đây là hành động phi pháp. Nhiều học giả quốc tế đều nhận định các lô dầu khí mà Trung Quốc mời thầu đều thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Bình luận về việc không có thông cáo chung, Carlyle Thayer, chuyên gia nghiên cứu Việt Nam thuộc đại học Quốc phòng Australia cho rằng sự kiện này đặt ra một câu hỏi căn bản đối với ASEAN trong việc đảm bảo vai trò trung tâm trong các hoạt động liên quan đến khối.
Theo VnExpress