Theo nghiên cứu mới nhất của nhóm các nhà khoa học thuộc trường Đại học Cambridge - Anh đăng trên tạp chí "Khoa học" số ra gần đây, các chủng virus cúm gia cầm (H5N1) tồn tại trong tự nhiên đã có được hai trong số năm biến thể chủ chốt, cần thiết để loại virus này có thể lây từ người sang người qua đường hô hấp.
Theo nghiên cứu mới nhất của nhóm các nhà khoa học thuộc trường Đại học Cambridge - Anh đăng trên tạp chí "Khoa học" số ra gần đây, các chủng virus cúm gia cầm (H5N1) tồn tại trong tự nhiên đã có được hai trong số năm biến thể chủ chốt, cần thiết để loại virus này có thể lây từ người sang người qua đường hô hấp. Điều đó chứng tỏ có khả năng xuất hiện các biến thể của loại Virus này trong cơ thể động vật có vú hay con người.
Nhóm các nhà sinh học do nhà nghiên cứu Derek Smith đứng đầu, đã phân tích gien của tất cả các chủng virus H5N1, được phát hiện trong máu của người và gia cầm bị bệnh trong 15 năm trở lại đây, và tiến hành xét nghiệm để xem có hay không các biến thể tại những điểm then chốt của chuỗi ADN của những người và động vật này. Kết quả cho thấy, hai trong số bốn biến thể tồn tại ở một vài chủng virus H5N1, được phát hiện tại 28 nước trên thế giới, bao gồm ở châu Á, châu Âu, châu Phi và Trung Đông.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng các biến thể này hiện không "bám trụ" trong gien virus. Điều này liên quan tới những biến đổi nhỏ đối với sự phát triển của virus trong cơ thể những tác nhân lây truyền virus là gia cầm và chim hoang dã. Chính vì vậy, hiện những virus này chưa "học được cách" lây truyền qua đường hô hấp, vốn là cách thức lây bệnh cúm truyền thống, từ người sang người. Con người chỉ có thể bị lây những dạng cúm này khi tiếp xúc gần cận với gia cầm hay heo mắc cúm.
(Theo BBC)