Ngày 18-6, đại diện Iran và nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức) bước vào cuộc đàm phán mới về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran. Cuộc đàm phán diễn ra trong hai ngày tại thủ đô Moscow của Nga này được xem như cơ hội cuối cùng để giải quyết vấn đề hạt nhân Iran bằng con đường ngoại giao.
Ngày 18-6, đại diện Iran và nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức) bước vào cuộc đàm phán mới về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran. Cuộc đàm phán diễn ra trong hai ngày tại thủ đô Moscow của Nga này được xem như cơ hội cuối cùng để giải quyết vấn đề hạt nhân Iran bằng con đường ngoại giao. Tham gia đàm phán còn có Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton.
Hai vòng đàm phán trước đều không đạt được kết quả thành công nào. |
[links(left)]Trước thềm vòng đàm phán này, Iran vẫn khẳng định họ không có ý định từ bỏ quyền làm giàu uranium, nguyên liệu được sử dụng để làm nhiên liệu hạt nhân nhưng cũng có thể làm lõi nổ cho bom nguyên tử.
Theo nhật báo "Thương gia" (Kommersant) của Nga, tại vòng đàm phán ở Moscow, Iran sẽ được đề nghị một kế hoạch thỏa hiệp, theo đó nước này sẽ giảm mức độ làm giàu uranium tại cơ sở hạt nhân chính của họ ở Natanz từ mức 20% xuống còn 3,5 hoặc 5%. Trong khi đó, hãng tin Pháp AFP cho hay Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad tuyên bố trên trang mạng chính thức của ông tối 17-6 rằng "Iran sẵn sàng ngừng chương trình làm giàu urani tới mức 20% nếu châu Âu đảm bảo cung cấp nhiên liệu hạt nhân được làm giàu ở mức độ đó cho Iran".
Iran sẽ tiếp tục phải đối mặt với các lệnh trừng phạt và sự cô lập quốc tế (trong ảnh: các chuyên gia hạt nhân của Iran) |
Cho đến nay, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua 6 nghị quyết yêu cầu Iran ngừng mọi hoạt động làm giàu uranium. Mỹ và một số nước phương Tây nghi ngờ Iran phát triển vũ khí hạt nhân dưới vỏ bọc chương trình hạt nhân hòa bình, trong khi Iran bác bỏ cáo buộc này và tuyên bố chương trình hạt nhân của nước này chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng.
(Theo AFP, BBC)