Các "kiến trúc sư" của Khu vực đồng euro (Eurozone) cùng các nhà lãnh đạo đang tích cực "chạy đua" để giải cứu khu vực đồng tiền chung châu Âu khỏi nguy cơ tan rã và nỗ lực tái cơ cấu bộ máy trong bối cảnh "ngọn lửa khủng hoảng" ngày càng lan rộng.
Các "kiến trúc sư" của Khu vực đồng euro (Eurozone) cùng các nhà lãnh đạo đang tích cực "chạy đua" để giải cứu khu vực đồng tiền chung châu Âu khỏi nguy cơ tan rã và nỗ lực tái cơ cấu bộ máy trong bối cảnh "ngọn lửa khủng hoảng" ngày càng lan rộng.
Sau khi phải "bơm" tiền cứu trợ cho Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha, cuối tuần qua, các bộ trưởng tài chính của 17 nước thành viên Eurozone đã nhất trí dành khoản hỗ trợ tài chính trị giá 100 tỷ euro (125 tỷ USD) để vực dậy ngành ngân hàng đang điêu đứng của Tây Ban Nha - nền kinh tế có giá trị lớn gấp đôi 3 nền kinh tế kể trên gộp lại.
Đây là lần đầu tiên Eurozone áp dụng biện pháp ngăn ngừa để hỗ trợ một thành viên của khu vực tránh khỏi việc ngừng giao dịch trên thị trường. Sự kiện này cho thấy Đức đã thay đổi quan điểm, khi trụ cột kinh tế này trước đây từng nhấn mạnh rằng tất cả các gói cứu trợ sẽ chỉ là "giải pháp cuối cùng". Các nhà phân tích đánh giá rằng quyết định cứu trợ Tây Ban Nha là bước tiến mới linh hoạt hơn trong cách giải quyết cuộc khủng hoảng, hoặc đó là do các nhà lãnh đạo châu Âu đã nhận ra rằng hành động nhanh chóng là cách giúp tiết kiệm tiền một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng nếu châu Âu phải trang trải nhu cầu vay mượn của Tây Ban Nha trong vòng 3 năm tới theo kế hoạch vừa được thông qua, thì châu lục này sẽ buộc phải "giật gấu vá vai" quỹ giải cứu duy nhất của Eurozone, nhất là trong trường hợp Ireland và Bồ Đào Nha tiếp tục cần thêm trợ giúp trước khi hai nền kinh tế này đủ khả năng quay trở lại thị trường.
(Theo AFP, BBC)