Trận lụt tồi tệ nhất trong 50 năm qua tại Thái Lan là ngọn lửa thách thức đầu tiên đối với tân thủ tướng Yingluck Shinawatra. Theo các nhà quan sát, thảm họa này có thể "cuốn trôi" sự nghiệp của bà.
Trận lụt tồi tệ nhất trong 50 năm qua tại Thái Lan là ngọn lửa thách thức đầu tiên đối với tân thủ tướng Yingluck Shinawatra. Theo các nhà quan sát, thảm họa này có thể "cuốn trôi" sự nghiệp của bà.
[links(left)]Nữ thủ tướng 44 tuổi, em gái của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, đã vấp phải chỉ trích khi trận lũ kéo dài trong 3 tháng qua đã giết chết hàng trăm người và đang đe dọa tới thủ đô Bangkok.
Vào lúc này, bà Yingluck cũng có những dấu hiệu căng thẳng. Bà đã rơi nước mắt trong cuộc họp báo và miêu tả cuộc khủng hoảng này đã vượt quá tầm kiểm soát, trong khi các thế lực đối thủ đang lợi dụng cơ hội này để hủy hoại danh tiếng của bà.
Đầu tiên, chính phủ mới của bà Yingluck đã bị chỉ trích phản ứng quá chậm trễ và đưa ra thông tin gây nhầm lẫn, mặc dù những lời chỉ trích gay gắt nhất nhằm vào các quan chức khác hơn là bản thân nữ Thủ tướng.
"Yingluck không thiếu khả năng lãnh đạo" - Paul Chambers, một chuyên gia tại Đại học Chiang Mai cho hay.
Lội tới vùng đất cao |
"Tuy nhiên, bà đã bị áp lực với những hoài nghi về kinh nghiệm lãnh đạo, điều đó khiến bà gặp phải khó khăn trong đúng thời điểm này".
Các chuyên gia cũng cho rằng mầm mống của cuộc khủng hoảng này đã có từ trước khi bà Yingluck lên cầm quyền, chính phủ giữ lại quá nhiều nước trong các hồ chứa trong khi người đứng đầu chính phủ phải đối phó với một vài quan chức ương ngạnh và chính quyền Bang-kok.
Cựu chủ tịch hãng bất động sản lớn tại Thái Lan, Yingluck Shinawatra đã có được sự ủng hộ của những người dân nghèo và đặc biệt là vùng nông thôn nhờ uy tín của anh trai mình Thaksin Shinawatra.
Tuy nhiên, hiện những người dân đã từng bầu cho bà lại phải sống chung với nước lũ khi chính phủ chỉ cố gắng bảo vệ thủ đô giàu có.
Bà Yingluck, người được ca ngợi về gu thẩm mỹ của mình, đã nhiều lần chấn an tinh thần người dân Bangkok rằng thủ đô sẽ được an toàn ngay cả khi dòng nước đang tới rất gần.
Nữ thủ tướng đã để lại ấn tượng tốt khi dành cả ngày nghỉ cuối tuần để đi thăm vùng lũ và chụp ảnh với nhân dân. Mặc dù vậy, bức ảnh chụp bà đi một đôi ủng hiệu Burberry trị giá 225 USD đã châm ngòi cho cuộc tranh cãi trên mạng. Một số người chỉ trích rằng bà đi đôi ủng đắt đỏ như vậy mà không giúp đỡ người dân đang không có gì để ăn.
Bangkok nhìn từ trên cao |
Khi chiến dịch ngăn lũ thất bại, Yingluck đã phải đưa ra một quyết định hết sức khó khăn đó là mở các cửa cống để cho nước thoát ra vùng ngoại ô để đảm bảo an toàn cho Bangkok.
"Yingluck đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không đủ. Bà ấy cần quyết đoán hơn nữa trong lúc này" - Thitinan Pongsudhirak, một nhà khoa học tại Đại học Chulalongkorn cho hay.
"Đã có nhiều sự hợp tác hơn trước và trách nhiệm của bà ấy cũng lớn hơn"-ông nói. "Cuộc khủng hoảng này sẽ xác định vị trí thủ tướng của bà".
Thảm họa lịch sử này đã gây ra thiệt hại nặng nề về kinh tế cho đất nước Thái Lan vốn chưa phục hồi sau bất ổn chính trị vào năm ngoái. Bà Yingluck cảnh báo trận lụt này có thể kéo dài từ 4 tới 6 tuần nữa.
Đã có dấu hiệu căng thẳng giữa thủ tướng và Thị trưởng Bangkok Sukhumbhand Paribatra, một thành viên Đảng Dân chủ, người kêu gọi người dân lờ đi những thông tin từ chính phủ và chỉ nên nghe lời mình.
Nhấn mạnh sự thất vọng của mình đối với thị trưởng, thứ Sáu tuần trước, bà Yingluck đã khẳng định quyền lực của mình bằng cách đưa ra một đạo luật để kiểm soát thảm họa quốc gia và công tác ứng phó với các tình trạng khẩn cấp.
"Trong trường hợp đặc biệt thế này, tôi có cảm giác bà ấy đang đóng vai trò là CEO ủy thác trách nhiệm cho các Bộ và các quan chức" - Pichai Chuengsuksawadi, tổng biên tập Bangkok Post nhận xét.
"Bà ấy không phải là một nhà chính trị và các chính trị gia biết cách làm thế nào để quản lý và có ảnh hưởng lớn tới các quan chức chính phủ".