Báo Đồng Nai điện tử
En

Strauss-Kahn được tự do không cần bảo lãnh

04:07, 02/07/2011

Cười nhạt khi bước ra khỏi tòa án, Dominique Strauss-Kahn không còn phải chịu quản thúc tại gia khi các công tố viên thừa nhận họ nghi ngờ lời khai của nữ nhân viên phục vụ khách sạn, ở New York, người đã buộc tội cựu Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tấn công tình dục.

Cười nhạt khi bước ra khỏi tòa án, Dominique Strauss-Kahn không còn phải chịu quản thúc tại gia khi các công tố viên thừa nhận họ nghi ngờ lời khai của nữ nhân viên phục vụ khách sạn, ở New York, người đã buộc tội cựu Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tấn công tình dục.

Strauss-Kahn rời tòa án ở New York cùng với vợ. (ẢnH: AP)
Strauss-Kahn rời tòa án ở New York cùng với vợ. (ẢnH: AP)
Các cáo buộc chống lại Strauss-Kahn vẫn còn đó. Nhưng nhiều tuần trôi qua kể từ khi khẳng định đây là một vụ nghiêm trọng, văn phòng công tố viên giờ rơi vào thế phòng thủ. Ngay cả với luật sư của bên nguyên cũng vậy, người từng liên tục khẳng định Strauss-Kahn lạm dụng thân chủ của ông một cách bạo lực. 

Trong khi đó, một luật sư của Strauss-Kahn gọi bước ngoặt của vụ án là "một sự khuây khỏa lớn". 

Nhiều ngày qua, Strauss-Kahn, 62 tuổi, bị quản thúc tại một căn hộ ở Thành phố New York nhờ đóng 6 triệu USD tiền bảo lãnh và cam kết sau khi ông bị bắt vì các cáo buộc cưỡng hiếp, sự việc khiến ông phải từ chức Tổng giám đốc IMF và hủy hoại hy vọng trở thành Tổng thống Pháp vào năm 2012 của chính trị gia này.

Nhưng vào ngày 1/7, nhóm luật sư đại diện cho Strauss-Kahn đã tới tòa án yêu cầu giảm nhẹ các điều kiện bảo lãnh đối với ông vốn đã được phía công tố đồng ý. Thẩm phán, sau đó, đã dỡ bỏ yêu cầu bảo lãnh và hầu hết các hạn chế khác đối với Strauss-Kahn.

Theo các công tố viên, nữ phục vụ phòng ở New York đã thừa nhận nói dối ban hội thẩm về những gì cô làm ngay sau bê bối vớI Strauss-Kahn ở khách sạn Sofitel. Thực tế, cô này đã tiếp tục đi dọn phòng thay vì trình báo sự việc ngay lập tức. 

Cô cũng kể cho các công tố viên một câu chuyện thương tâm nhưng hoàn toàn bịa đặt về việc bị cưỡng hiếp tập thể ở Guinea, sau đó thừa nhận rằng chuyện này nằm trong số nhiều lời khai man mà cô được yêu cầu phải học thuộc để tăng sức mạnh cho đơn xin tị nạn chính trị năm 2004 của mình.

Không chỉ có vậy, người phụ nữ này còn nhận con của người khác là người phụ thuộc của mình và nói dối về thu nhập trên tờ khai thuế, không thành thực về "nhiều chủ đề khác", trong đó có cuộc đời của cô. 

Nhiều ngày sau khi Strauss-Kahn bị bắt giữ, người phụ nữ đã bị thu âm khi nói về vụ việc và đề cập đến sự giàu có của cựu Tổng giám đốc IMF trong một cuộc điện thoại với một người bị bỏ tù vì phạm tội ma túy, một quan chức thi hành luật cho hay. 

Bên nguyên còn khiến mọi người nghi ngờ khi nói biết rất ít về hàng chục nghìn đôla mà những người khác gửi vào các tài khoản ngân hàng mang tên cô. Một nguồn tin cho biết, các nhà chức trách đang nghi ngờ số tiền đó liên quan đến ma túy. 

Bình luận về hướng rẽ mới của vụ án, luật sư Cyrus R. Vance Jr. nói rằng các công tố viên đã làm điều đúng đắn.

Phiên xử Strauss-Kahn đã được tòa ấn định vào ngày 18/7. Đến hôm đó, Strauss-Khan vẫn không được nhận lại hộ chiếu và không được phép rời khỏi Mỹ, tuy nhiên ông có thể tự do đi lại bên trong đất nước này. 

Đến giờ, Strauss-Kahn vẫn giữ im lặng. Tuy nhiên, ông tỏ ra tự tin bước tới tòa án hôm 1/7 cùng với vợ, phóng viên Pháp Anne Sinclair, sau khi họ đến bằng một chiếc Lexus SUV. Sau vụ xử ngắn, ông chậm rãi bước ra khỏi tòa nhà cùng vợ và mỉm cười với đám đông.

 (Theo AP)

 

Tin xem nhiều